Tập cho bé tự cầm bình sữa sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi hơn khi giữ bình cho bé bú. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bé cũng hợp tác và nhanh chóng thích nghi với việc tự cầm bình sữa. Vậy làm sao để bé có thể tự cầm bình sữa đúng cách? Dưới đây, Kamidi Việt Nam sẽ mách nhỏ mẹ một số bí quyết giúp bé tự cầm bình sữa nhanh hơn, mẹ hãy tham khảo nhé!
Khi nào bé tự cầm bình sữa được?
Việc để bé tự cầm bình sữa sẽ giúp mẹ tiết kiệm được thời gian trong việc chăm sóc bé. Bé cũng sẽ được luyện tập khả năng cầm nắm đồ vật và trở nên tự lập hơn trong việc bú bình. Độ tuổi thích hợp để tập cho bé tự cầm bình sữa là vào tháng thứ 6. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng như vậy, có bé cầm nắm được sớm, có bé phát triển các kỹ năng muộn. Nhưng nếu bé không cầm được bình ở tháng thứ 6 thì cũng không có nghĩa là bé chậm phát triển đâu mẹ nhé!
Bí quyết tập cho bé tự cầm bình sữa
Quan sát kỹ năng vận động của bé
Thay vì ép bé phải tự cầm được bình sữa, mẹ hãy để bé phát triển các kỹ năng vận động, cầm nắm một cách tự nhiên. Mẹ hãy chú ý quan sát những kỹ năng của bé mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khi bé chơi đùa, nếu mẹ thấy bé thích thú trong việc cầm nắm đồ vật là lúc bé đã sẵn sàng làm quen với việc bé tự cầm bình sữa.
Dạy bé biết tác dụng của bình sữa
Bé có thể học được cách nhận diện khuôn mặt và các vật ở khoảng cách xa ngay từ khi được 3 tháng tuổi, đồng nghĩa với việc bé đã học được cách liên hệ đồ vật với mục đích sử dụng của chúng. Vì thế mỗi khi bé đói, mẹ hãy đưa bình sữa cho bé để bé có thể cảm nhận được đồ vật và giúp bé hiểu được mối liên hệ giữa việc đói và bình sữa. Việc này còn giúp các con tự tìm bình sữa và kích thích bé tự cầm bình sữa khi đói.
Mẹ cũng nên cho bé làm quen với bình sữa trong suốt quá trình bú mẹ bằng cách cho bé sờ, chạm vào bình sữa để cảm nhận bề mặt, kích thước cũng như sức nặng của bình khi bình chưa có sữa. Khi bé đã làm quen trước, mẹ có thể tập cho bé tự cầm bình sữa dễ dàng hơn.
Mua loại bình sữa dễ cầm nắm
Điều quan trọng nhất khi tập cho bé tự cầm bình sữa là mẹ nên chọn những loại bình có tay cầm hoặc thiết kế dáng dài, có phần eo hoặc làm bằng chất liệu silicone mềm mại để bé dễ cầm nắm hơn. Bình cũng cần nhẹ, có độ bền cao, chống nứt, chống vỡ để phù hợp với bé mới tập cầm nắm.
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chọn mua bình sữa cho bé lười bú bình
Hỗ trợ bé
Tay bé còn khá yếu, nếu phải cầm bình sữa trong thời gian dài sẽ khiến bé bị đau, mỏi. Vì thế bé rất cần sự hỗ trợ của ba mẹ bằng cách đỡ tay phía dưới đáy bình sữa. Trong khi hỗ trợ bé mẹ cũng cần chú ý quan sát biểu cảm của bé để xem bé có bú hiệu quả không, bé có thích thú với việc tự cầm bình sữa hay không.
Bế bé
Khi bú mẹ, hơi ấm trên cơ thể mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái. Vì thế, để bé yên tâm ti sữa, khi bé bú bình các mẹ cũng nên bế bé để bé có cảm giác tương tự. Từ đó bé cũng sẽ tiếp nhận việc bú bình và bé tự cầm bình sữa bú ngon lành. Việc này cũng giúp bé được gần gũi với mẹ hơn, tăng sự liên kết giữa mẹ và bé như thời kỳ mẹ nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Tham khảo thêm: Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng để không làm đau con, mẹ đã biết chưa?
Lưu ý khi cho bé tự cầm bình sữa
Đặt bé đúng vị trí
Vì bé đã quen với việc được mẹ bế và ti mẹ, nên vị trí tốt nhất lúc này chính là vị trí giống với khi bé bú mẹ. Mẹ nên ẵm ngửa bé trên tay trong tư thế đầu hơi cao. Nếu để bé bú nằm thì nên để người bé hơi cong một chút giống với tư thế bé bú mẹ.
Không được để bình sữa thẳng đứng trước miệng của bé, điều này sẽ làm bé bị sặc sữa khi lượng sữa chảy ra quá nhiều mà bé không kịp nuốt.
Luôn chông trừng bé khi bé cầm bình bú sữa
Kể cả khi bé đang tự cầm bình sữa thì mẹ cũng không nên lơ là việc trông chừng bé, nếu bé không may bị sặc sữa thì mẹ có thể kịp thời xử lý.
Hỗ trợ bé bỏ núm vú ra khỏi miệng
Mẹ nên hỗ trợ lấy núm vú ra khỏi miệng bé khi bé bú xong để phòng tránh bé ngậm núm vú quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.
Không để cho bé ngủ khi ngậm bình sữa
Ba mẹ lưu ý không nên cho bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ, bé quá thể không kiểm soát được bú quá nhiều sữa gây sặc.
Gợi ý bình sữa dễ cầm nắm cho bé
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn bình sữa rất quan trọng trong việc tập cho bé tự cầm bình sữa. Các mẹ có thể tham khảo bình sữa đến từ Kamidi với hai dòng bình dành cho bé tập bú bình. Bình sữa Kamidi sở hữu những ưu điểm được thiết kế phù hợp để mẹ rèn cho bé tự cầm bình sữa:
Hai dòng bình đó là bình PPSU và bình silicone. Với chất liệu PPSU và silicone không chứa BPA, an toàn cho sức khỏe bé, 2 loại bình này đều có khả năng chống nứt, chống vỡ hiệu quả. Nó đặc biệt nhẹ nên giảm áp lực cho bé khi bé tự cầm bình sữa. Núm ti silicone mềm mại, mô phỏng hoàn hảo ti mẹ giúp các bé dễ dàng tiếp nhận và hợp tác nhanh chóng.
Chất liệu silicone với thân bình cực mềm không những đem đến khả năng chống va đập tuyệt đối mà còn dễ dàng cho bé cầm nắm. Bình sữa Kamidi được thiết kế tay cầm chắc chắn, vừa với cỡ tay của bé để bé có thể tự cầm và tự bú. Ngoài ra Kamidi còn bán thêm quai tròn để các mẹ có thể dễ dàng thay thế cho bé. Nếu như mẹ đang muốn tìm kiếm bình sữa cho bé bú an toàn và dễ dàng cầm nắm thì nhất định không thể bỏ qua Kamidi nhé!
Tham khảo thêm: Top 5 bình sữa chống sặc và đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiện nay
Trên đây là một số mẹo nhỏ để giúp bé tự cầm bình sữa hiệu quả. Cầm bình sữa không phải là một việc quá khó khăn. Bé sẽ không mất quá nhiều thời gian để học kỹ năng này, mẹ hãy kiên nhẫn để đồng hành cùng con nhé. Chúc cho bé yêu sẽ nhanh chóng thích nghi với thay đổi và hào hứng trong việc tự cầm bình bú để con khỏe, mẹ nhanh tênh!
Hãy theo dõi Kamidi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn
Fanpage: Kamidi Việt Nam