Khám thai là việc vô cùng cần thiết đối với bất kỳ phụ nữ nào trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, các mốc thời gian khám thai cũng là một yếu tố mà mẹ không thể bỏ qua. Dưới đây là những mốc thời gian khám thai quan trọng nhất trong thai kỳ.
1.Các mốc thời gian khám thai quan trọng
1.1. Sau chậm kinh 1 tuần
Cột mốc thời gian khám thai đầu tiên mà mẹ cần quan tâm chính là chậm kinh nguyệt 1 tuần, vì đây có thể là dấu hiệu cơ thể đã mang thai. Lúc này, thai nhi đã phát triển được khoảng 5 tuần tuổi và túi thai đã có thể nhìn thấy rõ trên siêu âm. Bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định thai trong hay ngoài tử cung, thai trứng, đa thai và có dấu hiệu sẩy thai hoặc thai lưu hay không. Lúc này mẹ cũng sẽ biết được tuổi thai và ngày sinh dự kiến.
1.2. Tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8
Cột mốc thời gian khám thai quan trọng tiếp theo là ở tuần thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ. Lúc này, nhiều trường hợp đã có thể nghe được tim thai, xác định được chiều dài phôi, kích thước túi ối và kiểm tra xem những sự phát triển này có đúng với tuổi của thai nhi hay không. Ngoài ra, ở tuần thai này mẹ bầu nên làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ sắt, canxi và bổ sung vitamin kịp thời.
Tham khảo thêm: Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh? 8 điều mà các mẹ nên lưu ý
1.3. Tuần thai thứ 11 – 13
Khám thai lần 3 là mốc thời gian khám thai với mục đích đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm tầm soát hội chứng Down cũng như các dị tật bẩm sinh khác. Một số xét nghiệm mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn như Double test, Triple test, NI,… Tuần thai thứ 12 – 13 sẽ là giai đoạn kết quả cho ra rõ ràng nhất.
1.4. Tuần thai thứ 16 – 18
Thông qua siêu âm ở mốc thời gian khám thai này bác sĩ có thể phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi như dị dạng cơ quan, hở hàm ếch, sứt môi,… Mẹ vẫn được thực hiện các kiểm tra thông thường như cân nặng, huyết , xét nghiệm nước tiểu,… để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng.
1.5. Tuần thai thứ 22 – 24
Sang đến cột mốc thời gian khám thai tuần 22 – 24, bên cạnh việc theo dõi quan sát sự phát triển chung, bác sĩ đã có thể kiểm tra được các cơ quan tim, phổi của thai nhi và đưa ra đánh giá nguy cơ dị tật ở những cơ quan này.
1.6. Tuần thai thứ 26 – 30
Ở giai đoạn này mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện siêu âm 4D để giúp kiểm tra các cơ quan trong cơ thể của bé và phát hiện dị tật muộn. Ngoài ra, mốc thời gian khám thai tuần 28 là lúc mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván và thực hiện nghiệm pháp dung nạc glucose để kiểm tra xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
1.7. Tuần thai thứ 32
Đây là lần cuối kiểm tra dị tật ở thai nhi. Như mọi lần, mẹ vẫn sẽ được thăm khám tổng quát, theo dõi động mạch tử cung, động mạch não và rốn của thai nhi. Ở tuần khám này cũng sẽ tiêm nhắc lại mũi uốn ván thứ 2 cho mẹ. Ngoài ra, các mẹ sẽ được hướng dẫn về dinh dưỡng thai kỳ, cách vệ sinh, sinh hoạt, cách đếm cử động thai và thực hiện xét nghiệm non-stress test để đo sức khỏe thai nhi.
1.8. Trong 1 tháng cuối (tính từ tuần 36 đến 41)
Lịch mốc thời gian khám thai quan trọng của mẹ trong 3 tháng cuối được đề xuất như sau:
- Tuần 36 – 40: 1 tuần khám 1 lần.
- Từ 40 tuần 1 ngày – 40 tuần 6 ngày: khám ngoại và NST mỗi 3 ngày.
- Thai ≥ 41 tuần: nhập viện.
Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần được chạy máy Monitor sản khoa để nhận diện sự thay đổi của tim thai cũng như các cơn co tử cung. Bác sĩ sẽ kiểm tra cả tình trạng nước ối, dây rốn, dự báo cân nặng của em bé khi chào đời. Trong thời điểm này, nếu như cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng, ra máu thì mẹ cần đi kiểm tra ngay vì đó có thể là dấu hiệu chuyển da sắp sinh.
Tham khảo thêm: Sự phát triển của thai nhi ở não bộ qua 9 tháng diễn ra kỳ diệu như thế nào?
2. Những lưu ý khi khám thai
Để có buổi khám thai diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, mẹ bầu cần ghi nhớ một số điều sau:
- Nên đi khám thai vào buổi sáng, khi bụng rỗng để kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất.
- Nên ăn mặc thoải mái và mang theo đồ dùng cá nhân cần thiết, chẳng hạn như quần áo, khăn tắm, đồ ăn nhẹ,…
- Nên đi cùng người thân để có người hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
- Ăn uống trước khi đi khám. Tuy nhiên, nếu có lịch kiểm tra đường huyết thì mẹ cần tuân thủ việc nhịn đói theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu là siêu âm 4D hoặc đo tim thai, mẹ cần ăn no để bé máy đạp.
- Lên lịch hẹn phù hợp. Việc khám thai thường tốn nhiều thời gian hơn dự tính nên mẹ hãy để thời gian khám thật nhiều, đến đúng giờ, làm đúng như chỉ dẫn của bác sĩ để tránh mất thời gian.
Trên đây là những mốc thời gian khám thai quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ và một số lưu ý khi đi khám thai định kỳ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị cho cuộc lâm bồn suôn sẻ, mẹ hãy chú ý tuân theo những mốc thời gian này nhé!
Ba mẹ hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam