Nứt cổ gà, còn gọi là nứt núm vú, thường gây ra cảm giác đau rát và khó chịu cho người mẹ khi cho con bú. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn muốn cho con bú trực tiếp trong khi điều trị nứt cổ gà. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao? Mẹ bị nứt cổ gà có nên cho bé bú không? Tất cả sẽ được Kamidi bật mí trong bài viết dưới đây.
1. Bị nứt cổ gà có nên cho con bú?
Nứt cổ gà là tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ ở đầu ti, thường gặp ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu cho mẹ và khiến bé khó bú. Do mẹ luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu dẫn đến lo lắng, căng thẳng, ảnh hưởng đến việc nuôi con. Nứt cổ gà cũng khiến mẹ giảm tiết sữa, chất lượng sữa cũng sẽ giảm đi.
Vậy mẹ bị nứt cổ gà có nên cho bé bú? Trong khi bị nứt cổ gà, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú trực tiếp. Thế nhưng, nếu đau rát khi cho con bú quá nặng, mẹ có thể tạm ngưng việc cho bé bú từ vú bị tổn thương và thay vào đó sử dụng sữa công thức. Trong thời gian này, mẹ vẫn nên hút sữa đều đặn để duy trì lượng sữa cho bé mà không gây thêm đau đớn cho vú. Vậy cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao?

Tham khảo thêm: Hé lộ nguyên nhân bất ngờ: Tại sao mẹ bị nứt cổ gà?
2. Cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao?
2.1. Cho bé bú một bên
Cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao? Điều đầu tiên mẹ cần thực hiện là cho bé bú ở bên ti không bị nứt cổ gà, bên còn lại áp dụng các phương pháp chữa trị nứt cổ gà thường xuyên để tình trạng thuyên giảm và núm vú hết nứt.
Việc cho bé bú từng bên vú có thể giúp giảm đau và kích thích tốt hơn so với việc cho bé bú từ cả hai bên vú. Khi bé bú bên vú không bị tổn thương sẽ giảm áp lực và kích thích ít hơn lên vết nứt cổ gà, giúp vú hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp đảm bảo rằng bé vẫn được cung cấp đủ sữa mà không gây đau rát cho vú bị tổn thương.
Mẹ cần theo dõi và đảm bảo rằng bé được bú đủ lượng sữa cần thiết từ một bên vú. Ngoài ra, việc đổi tư thế khi cho con bú cũng có thể giúp giảm áp lực lên vú và giúp việc cho bé bú trở nên thoải mái hơn.

2.3. Sử dụng núm trợ ti
Sử dụng núm trợ ti là một cách tốt để giúp mẹ tiếp tục cho con bú một cách thoải mái hơn khi đang gặp vấn đề với nứt cổ gà. Núm trợ ti có thể giảm áp lực lên vú bị tổn thương và giúp bảo vệ vùng nứt, từ đó giảm đau khi bé bú.
Khi dùng núm trợ ti hỗ trợ bé bú mẹ cần chú ý chọn loại núm có kích thước phù hợp với kích thước vú của mình để đảm bảo núm vừa vặn và không gây thêm đau rát. Đảm bảo vệ sinh núm trợ ti thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển, đặc biệt nếu vú đang trong quá trình phục hồi. Đặc biệt, một số trường hợp, việc sử dụng núm trợ ti có thể làm giảm lượng sữa mẹ cung cấp cho bé. Vì thế, mẹ cần theo dõi để đảm bảo bé vẫn được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết.
Nếu mẹ phân vân cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao thì nhất định đừng bỏ qua núm trợ ti nhé!

Tham khảo thêm: Núm trợ ti nào tốt? Mách mẹ 5 núm trợ ti tốt nhất cho bé
2.2. Tìm đến các phương pháp điều trị
Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho mẹ và bé. Nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Khi mẹ bị nứt cổ gà, bé có thể vô tình bú phải máu và dịch tiết từ vết thương, khiến bé có thể bị nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, nếu vết nứt cổ gà không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Điều này có thể khiến vết nứt trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là mưng mủ.
Vì vậy, việc điều trị nứt cổ gà là cần thiết để giúp mẹ giảm đau đớn, khó chịu, đảm bảo nguồn sữa cho bé bú và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Điều chỉnh tư thế cho bé bú: Đây là phương pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa và điều trị nứt cổ gà. Khi bé ngậm núm vú đúng cách, núm vú sẽ được bao phủ hoàn toàn bởi môi dưới và hàm dưới của bé. Điều này sẽ giúp giảm lực ma sát và ngăn ngừa núm vú bị tổn thương.
- Vệ sinh núm vú sạch sẽ: Mẹ nên vệ sinh núm vú sạch sẽ bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú. Mẹ cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng nhẹ để vệ sinh núm vú.
- Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng: Có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng để giúp điều trị nứt cổ gà, chẳng hạn như kem, gel, miếng dán,… Các sản phẩm này thường chứa các thành phần giúp làm dịu và giảm đau, đồng thời giúp vết thương nhanh lành.
- Dùng các biện pháp dân gian: Một số biện pháp dân gian được cho là có hiệu quả trong việc điều trị nứt cổ gà, chẳng hạn như đắp lá mồng tơi, lá lốt,…
Tham khảo thêm: Vú bị nứt cổ gà phải làm sao để vẫn tiếp tục cho con bú?
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao cho mẹ. Song song với việc cho con bú, mẹ cần áp dụng các phương pháp chữa trị để có thể tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ cùng mang đến cho bé nguồn dinh dưỡng quý giá nhất từ sữa mẹ.
Ngoài thông tin về cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao, ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi thường xuyên để nhận thêm nhiều tin tức bổ ích hơn nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage Kamidi Việt Nam