4 Nguyên nhân khiến mẹ bầu ít sữa sau sinh

4 Nguyên nhân khiến mẹ bầu ít sữa sau sinh

Nguồn sữa mẹ ít hoặc suy giảm được hiểu là khi mẹ không sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Vậy nên, nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng khi gặp phải vấn đề ít sữa. Trong bài viết này, Kamidi cùng các bạn sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao mẹ bầu ít sữa.

Mẹ bầu ít sữa do tâm lý căng thẳng,lo lắng

mẹ bầu

Có thể nói, căng thẳng chính là “kẻ thù số một” đối với nguồn sữa mẹ. Vì vậy, dù việc cho con bú quan trọng nhưng sức khỏe tinh thần mới là chìa khóa để chăm sóc một em bé khỏe mạnh, đúng cách. Nếu người thân của mẹ bầu hoặc chính các mẹ nhận thấy mình có những triệu chứng lo lắng, căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm sau sinh thì nên sớm nhờ đến sự hỗ trợ về mặt tâm lý từ các bác sĩ, chuyên gia.

Bên cạnh đó, các mẹ sau sinh không nên có suy nghĩ rằng sẽ tự làm mọi thứ một mình. Thay vào đó là hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bạn đời hoặc những người thân khác để có thêm thời gian nghỉ ngơi và phục hồi nhằm duy trì tốt nguồn sữa cho con.

Nguyên nhân do các vấn đề liên quan đến việc cho con bú

Về cơ bản, sữa mẹ được sản xuất theo nhu cầu bú của em bé. Nói cách khác, khi nhu cầu bú mẹ của trẻ giảm đi hoặc bị cản trở thì việc sản xuất sữa mẹ cũng ít đi. Cụ thể, một số vấn đề thường khiến sữa mẹ bị giảm đi trong trường hợp này bao gồm:

  • Mẹ bầu không cho bé bú mẹ thường xuyên, có thể do không có thời gian ở gần con.
  • Mẹ bầu nuôi con bằng sữa công thức trước khi nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này thường xảy ra đối với mẹ sinh non, sinh mổ, trẻ sinh ra bị vàng da nghiêm trọng cần được chăm sóc tại bệnh viện.
  • Mẹ bầu không cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn mà phải kết hợp với sữa công thức hoặc cho bé ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi). Điều này có thể xảy ra nếu bạn phải cho bé đi nhà trẻ sớm hoặc nhờ người khác trông hộ để quay lại công việc.
  • Mẹ bầu thường cho bé ngậm núm vú giả giữa các cữ bú. Điều này có thể làm giảm tần suất muốn bú mẹ của trẻ. Như vậy, khi trẻ bú mẹ ít thường xuyên hơn thì bạn sẽ tiết ra ít sữa hơn. Để tránh tình trạng này, tốt nhất là mẹ nên đợi từ 3 đến 4 tuần sau sinh rồi mới nên cho bé ngậm núm vú giả.
  • Trẻ bú không đúng khớp ngậm hoặc mẹ gặp các vấn đề như đầu ti ngắn, đầu ti bị thụt, viêm vú… có thể gặp khó khăn trong việc cho bú khiến trẻ bú mẹ ít đi hoặc bú không đủ sữa.

Do chế độ ăn uống của mẹ bầu

Artboard 7 1

Mẹ bầu sau sinh không nên vội vàng nghĩ đến việc ăn kiêng giảm cân. Bởi vì nếu ăn ít hoặc chế độ ăn kém dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên đảm bảo chế độ ăn sau sinh luôn đủ chất, ưu tiên ăn những thực phẩm lợi sữa và nên cân nhắc có thêm bữa ăn nhẹ lành mạnh trong ngày để đảm bảo có đủ năng lượng đáp ứng việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ bầu gặp vấn đề sức khoẻ

Artboard 8 1

Một số vấn đề sức khỏe phổ biến như mẹ bị cúm, cảm lạnh, bệnh dạ dày do nhiễm virus… sẽ không trực tiếp làm giảm nguồn sữa mẹ. Thế nhưng, các triệu chứng liên quan như mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, giảm cảm giác thèm ăn… vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú. Từ đó khiến lượng sữa mẹ giảm đi.

Trên đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến việc mẹ bầu ít sữa. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với các mẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ bầu liên hệ ngay với Kamidi Việt Nam để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *