Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu: Nên hay không nên?

an-dua-khi-mang-thai-3-thang-dau

Dứa ngọt ngào, thơm mát, nhưng liệu nó có an toàn cho mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ? Liệu enzyme bromelain có gây ra những tác động không mong muốn nào không? Với mong muốn mang đến những thông tin chính xác và hữu ích nhất cho các mẹ, Kamidi đã tìm hiểu và tổng hợp những điều mẹ cần biết khi ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu. Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu có được không?

Từ xưa, nhiều người quan niệm rằng ăn dứa khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, có thể gây ra co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Quan niệm này xuất phát từ việc dứa chứa enzyme bromelain, một chất có khả năng làm mềm mô.

Trên thực tế, đúng là bromelain có khả năng làm mềm mô, nhưng để gây ra co thắt tử cung và sảy thai, lượng bromelain cần phải rất lớn, vượt quá lượng có trong một quả dứa thông thường. Lượng bromelanin có trong một quá dứa cực thấp, không đủ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chì khi mẹ ăn quá nhiều dứa, khoảng 7 – 10 quả một lúc thì mới dẫn đến nguy cơ sảy thai.

an-dua-khi-mang-thai-3-thang-dau-1

Vì thế, với câu hỏi “Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu được không” thì câu trả lời có có với điều kiện ăn với lượng vừa phải và bỏ đi phần lõi (do lõi là nơi lượng bromelanin tập trung nhiều nhất). Việc ăn dứa với lượng vừa phải (khoảng 1/2 đến 1 quả/tuần) là hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu, kể cả trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và lắng nghe cơ thể của mình.

an-dua-khi-mang-thai-3-thang-dau-2

Lợi ích tuyệt vời với mẹ khi ăn dứa ở 3 tháng đầu thai kỳ

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Dứa là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể mẹ bầu khỏi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn sức đề kháng thường giảm sút. Các chất chống oxy hóa trong dứa giúp trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Giúp sản xuất collagen

Vitamin C là yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, một loại protein cấu tạo nên da, xương, sụn và mạch máu. Collagen giúp duy trì làn da săn chắc, đàn hồi, giảm thiểu các vấn đề về da thường gặp ở phụ nữ mang thai. Chỉ với một quả dứa, mẹ đã cung cấp gần như đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày, với khoảng 80 – 85mg.

Bổ sung sắt và axit folic cho mẹ

Dứa cung cấp một lượng sắt nhất định, giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Sắt còn rất quan trọng cho quá trình vận chuyển oxy đến thai nhi.

Mặc dù không phải là nguồn cung cấp axit folic dồi dào nhất, nhưng dứa vẫn góp phần bổ sung một lượng nhỏ chất dinh dưỡng quan trọng này, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Hỗ trợ phục hồi quá trình tiêu hoá

Enzyme bromelain trong dứa có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt hữu ích cho những mẹ bầu bị ốm nghén, khó tiêu. Chất này là một loại enzym sẽ giúp phân giải chất đạm, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, từ đó ngăn ngừa chứng đầu hơi và khó tiêu trong thai kỳ.

Cung cấp chất xơ, giảm táo bón cho mẹ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc ăn uống của các mẹ cũng bị thay đổi, do đó mẹ rất dễ bị táo bón. Lượng chất xơ trong dứa sẽ giúp mẹ bầu giải quyết được tình trạng này, giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

an-dua-khi-mang-thai-3-thang-dau-3

Lợi ích đối với thai nhi khi mẹ bầu 3 tháng ăn dứa 

Không chỉ có lợi đối với mẹ bầu 3 tháng, dứa còn mang đến nhiều lợi ích cho thai nhi. Trong đó có thể kể đến các tác dụng chính như sau:

  • Tăng sức đề kháng cho bé: Vitamin C từ dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, gián tiếp giúp bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
  • Hỗ trợ phát triển xương: Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, một thành phần chính của xương và mô liên kết. Ngoài ra, dứa còn chứa mangan, một khoáng chất cần thiết cho quá trình hình thành xương và sụn của thai nhi.
  • Phát triển các cơ quan: Hàm lượng đồng trong dứa lên tới 18% chất dinh dưỡng với 165g nước ép dứa. Chất này rất cần thiết trong quá trình phát triển mạch máu, hệ xương, tim và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Giảm nguy cơ dị tật thai nhi: Dứa tươi chứa lượng đáng kể axit folic, loại chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ống thần kinh của thai nhi, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.
  • Tốt cho thị giác của bé: Dứa chứa một lượng nhỏ beta-caroten, tiền chất của vitamin A, rất quan trọng cho sự phát triển của thị giác ở thai nhi.

Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn dứa

Tuy dứa mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn và tận hưởng trọn vẹn những lợi ích của loại quả này, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên ăn dứa với lượng vừa phải, khoảng 1/2 đến 1 quả/tuần. Việc ăn quá nhiều dứa có thể gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy và ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Chỉ nên chọn những quả dứa chín ngọt, tránh ăn dứa xanh vì nó có thể gây ngộ độc và kích ứng dạ dày.
  • Ăn dứa hãy nhớ bỏ phần lõi đi vì đây là nơi chứa nhiều bromelain nhất.
  • Nếu đang đói, mẹ không nên ăn dứa để tránh bị đầy hơi, khó chịu, nóng rất, đặc biệt là những mẹ bị mắc bệnh lý về dạ dày.
  • Nếu sau khi ăn dứa mà mẹ cảm thấy khó chịu, như đau bụng, tiêu chảy, hãy ngừng ăn ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, mẹ bầu nên kết hợp dứa với các loại trái cây khác như táo, chuối, cam,…
  • Mặc dù có thể ăn dứa trong 3 tháng đầu mang thai với lượng vừa phải và ăn đúng cách, tuy nhiên tốt nhất mẹ vẫn nên ăn dứa từ tháng thứ 4 trở đi.

an-dua-khi-mang-thai-3-thang-dau-4

Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau khám phá những điều thú vị về dứa và lợi ích của nó đối với sức khỏe của mẹ bầu. Việc tìm hiểu thông tin về dinh dưỡng trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân và bé yêu.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)