Bà bầu ăn sầu riêng được không? Lưu ý khi ăn sầu riêng cho mẹ bầu

ba-bau-an-sau-rieng-duoc-khong

Sầu riêng – “vua của các loại trái cây” với hương vị thơm ngon đặc trưng, luôn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng liệu các mẹ bầu có thể thưởng thức loại quả này? Bà bầu ăn sầu riêng được không? Và nếu được thì nên ăn như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới nổi tiếng với mùi vị rất đặc trưng và có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với nhiều loại trái cây nhiệt đới khác. 

Trong 100g sầu riêng có hàm lượng các chất như sau:

  • Năng lượng: 147 kcal
  • Carbohydrate: 27,1 – 34,1g
  • Protein: 1,47 – 2,8g
  • Chất béo: 5,33g
  • Chất xơ: 3,8g
  • Riboflavin: 0,2 mg
  • Vitamin A: 2 mcg
  • Vitamin C: 19,7 mg
  • Magie: 3 mg
  • Sắt: 0,43 mg
  • Đồng: 0,2 mg
  • Canxi: 6 mg
  • Kali: 436 mg
  • Photpho: 39 mg
  • Folate: 36 mcg
  • Chất chống oxy hóa: anthocyanin; carotenoids, polyphenol và flavonoid.

Bà bầu ăn sầu riêng được không?

Có không ít ý kiến cho rằng sầu riêng có tính nóng nên có thể khiến mẹ bầu bị khó tiêu, đầy hơi và ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sầu riêng có hại đối với mẹ và thai nhi.

Ngược lại, mẹ ăn sầu riêng với lượng vừa đủ trong khi mang thai sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bổ sung rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. 

ba-bau-an-sau-rieng-duoc-khong-1

Lợi ích khi ăn sầu riêng dành cho bà bầu

Như đã nói ở trên, sầu riêng mang giá trị dinh dưỡng rất cao và mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sầu riêng trong thai kỳ. Vậy cụ thể loại quả này đem đến những lợi ích sức khỏe nào cho bà bầu?

Bà bầu ăn sầu riêng sẽ nhận được hàng loạt những lợi ích như sau: 

  • Giảm nguy cơ táo báo: Trong sầu riêng có chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp nhuận tràng, đẩy lùi tình trạng táo bón thai kỳ.
  • Tăng sức đề kháng: Hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ được tăng lên nhờ hàm lượng vitamin C trong sầu riêng. Đồng thời, vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt và canxi của thai nhi.
  • Giảm nguy cơ trầm cảm: Việc ăn sầu riêng đúng cách sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu được cải thiện, mẹ cảm thấy vui vẻ và thoải mái nhờ chứa vitamin B6. Từ đó tránh được nguy cơ trầm cảm khi mang thai.
  • Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi: Chất Folate trong sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào máu và ống thần kinh. Thiếu chất này sẽ tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Điều hoà huyết áp: Sầu riêng chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể và không chứa cholesterol. Nhờ vậy mà mẹ bầu ăn loại quả này sẽ giúp điều hòa huyết áp.
  • Tăng sức khoẻ xương và răng: Hàm lượng canxi, vitamin B và kali dồi dào trong sầu riêng có khả năng tăng cường sự dẻo dai, độ chắc khỏe cho xương và răng. Vì thế, ăn sầu riêng là một cách để hệ xương chắc khỏe mỗi ngày.
  • Làm đẹp da: Sầu riêng cung cấp lượng lớn vitamin C giúp sản sinh collagen tự nhiên, góp phần giúp mẹ bầu có làn da mịn màng, hồng hào, đẩy lùi lão hoá sớm.
  • Ổn định lượng đường trong máu: Nhờ chứa các thành phần dinh dưỡng như Folate, đồng, sắt và axit folic mà sầu riêng còn được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về máu rất hiệu quả. Đặc biệt, mẹ ăn sầu riêng thường xuyên sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể. 
  • Cải thiện các triệu chứng của đau nửa đầu: Sầu riêng có chứa riboflavin – một loại vitamin nhóm B, có tác dụng như một loại thuốc giảm các triệu chứng của chứng đau nửa đầu rất hiệu quả. 

ba-bau-an-sau-rieng-duoc-khong-2

Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn sầu riêng

Bên cạnh những lợi ích mà sầu riêng đem lại trong thai kỳ, mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khi ăn sầu riêng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Lượng nên ăn: Mẹ nên ăn khoảng 100-150g sầu riêng mỗi ngày. Ăn quá nhiều có thể gây tăng cân, tăng đường huyết và các vấn đề tiêu hóa. Mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2 lần.
  • Những mẹ bầu không nên ăn sầu riêng: Một số trường hợp được khuyến cáo tránh ăn sầu riêng gồm: mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ đang trong tình trạng thừa cân, gia đình của mẹ bầu có tiền sử mắc tiểu đường, mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 3. 
  • Tránh ăn sầu riêng cùng với các loại thịt, hải sản, bia rượu, cà phê, nước ngọt,… vì điều này sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và một số vấn đề sức khoẻ khác.
  • Không ăn sầu riêng với các loại trái cây nhiệt đới khác như vải, nhãn xoài,… vì sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến huyết áp cao.

ba-bau-an-sau-rieng-duoc-khong-3

Tham khảo thêm: Bầu ăn rau dền được không? Những lưu ý khi ăn rau dền dành cho mẹ bầu

Kết luận 

Tóm lại, bà bầu hoàn toàn có thể thưởng thức sầu riêng, một loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích mà sầu riêng mang lại, mẹ bầu cần chú ý đến lượng ăn, thời điểm ăn và kết hợp với các loại thực phẩm khác. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những quyết định đúng đắn nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)