Bà bầu bị ngứa chân khi mang thai có làm sao không?

ba-bau-bi-ngua-chan

Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng đi kèm với nhiều thay đổi về cơ thể. Một trong những triệu chứng thường gặp là ngứa chân. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở chân khiến các mẹ bầu mất ngủ và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân bà bầu bị ngứa chân là gì và có cách nào để giảm thiểu tình trạng này?

Tại sao bà bầu bị ngứa chân khi mang thai?

Theo thống kê có đến 40% phụ nữ bị ngứa chân khi mang thai. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ sinh lý hoặc sinh lý. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính sau:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ khi mang thai, đặc biệt là estrogen, có thể làm tăng lưu lượng máu đến da, gây ngứa.
  • Da căng giãn: Khi bụng bầu lớn dần, da ở vùng bụng, đùi và chân bị kéo giãn và căng hết mức. Nếu da không đủ độ ẩm và độ đàn hồi sẽ dẫn đén căng quá mức gây ngứa.
  • Tăng cân nhanh: Khi mẹ tăng cân nhanh chóng, làn da không giãn kịp với sự tăng trưởng trọng lượng cơ thể, da cũng sẽ bị kéo căng quá mức và gây ngứa.
  • Viêm da dị ứng: Một số mẹ bầu có thể bị viêm da dị ứng do tiếp xúc với các chất kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa hoặc vải sợi tổng hợp.
  • Ứ mật thai kỳ: Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn, xảy ra khi các muối mật tích tụ trong máu, gây ngứa dữ dội.

Những biện pháp làm giảm ngứa chân khi mang thai cho mẹ bầu

Không gãi mạnh

Gãi càng làm tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây tổn thương da. Thậm chí các vết xầy xước trên da có thể bị bội nhiễm và để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Thay vì gãi, mẹ có thể vỗ nhẹ hoặc dùng khăn mềm lau nhẹ vùng da bị ngứa.

ba-bau-bi-ngua-chan-3

Chườm ấm

Thay vì cào, gãi để cảm thấy dễ chịu thì mẹ nên dùng túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm để đắp lên vùng da bị ngứa. Cách làm này đem lại hiệu quả khá tốt mà lại không gây tổn thương cho da.

Uống nước giúp giảm ngứa chân

Để có thể làm dịu đi cơn ngứa, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải, tăng cường hoạt động bài biết và thải độc. Uống đủ nước còn giúp cấp ẩm cho da, giảm khô da và ngứa.

ba-bau-bi-ngua-chan-1

Dùng kem dưỡng da

Rạn da, khô da là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng ngứa chân khi mang thai. Vì thế, thoa kem trị rạn, dưỡng ẩm là phương pháp hữu hiệu. Nếu tình trạng khô da, rạn da được cải thiện, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và không ngứa ngáy nữa.

Vệ sinh da đúng cách

Vệ sinh da đúng cách là mẹ cần đảm bảo da luôn sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết tích tụ trên bề mặt da hay ở những lỗ chân lông. Khi tắm mẹ cần chọn loại sữa tắm có độ pH phù hợp để tránh làm da bị khô. Mẹ chỉ nên tắm nước ấm vì nước nóng cũng sẽ làm da khô rát gây ngứa.

ba-bau-bi-ngua-chan-2

Lựa chọn quần áo có chất liệu an toàn mềm mại và thoáng khí

Những bộ quần áo bó sát mẹ bầu không nên mặc vì chúng tác động lên da và có thể khiến mẹ cảm thấy ngứa ngáy hơn. Quần áo bằng vải cotton mềm mại, thoáng mát sẽ giúp da “thở” tốt hơn, giảm ma sát và hạn chế tình trạng ngứa.

Bà bầu bị ngứa chân khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Ngứa chân khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần quá lo lắng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy mẹ nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Ngứa dữ dội, lan rộng khắp cơ thể: Đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng như vàng da, nước tiểu đậm màu. Đây có thể là dấu hiệu của ứ mật thai kỳ, một tình trạng cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
  • Ngứa kèm theo phát ban, nổi mẩn đỏ: Có thể là dấu hiệu của viêm da dị ứng, mề đay hoặc các bệnh lý da liễu khác.
  • Ngứa không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà: Dù đã thử nhiều cách giảm ngứa nhưng tình trạng vẫn không cải thiện, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
  • Ngứa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Ngứa khiến mẹ mất ngủ, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày.

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp giảm ngứa và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Hơn nữa, trong một số trường hợp, ngứa chân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh gan, bệnh thận. Việc khám bác sĩ sẽ giúp mẹ loại trừ các nguy cơ này.

ba-bau-bi-ngua-chan-4

Tham khảo thêm: Những điều mẹ cần biết về chứng đau lưng sau sinh

Kết luận

Ngứa chân khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bằng việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp, mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này. Hãy nhớ rằng, việc duy trì một làn da khỏe mạnh không chỉ giúp giảm ngứa mà còn góp phần vào một thai kỳ khỏe mạnh.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)