Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế được cập nhật mới nhất

bang-can-nang-thai-nhi-chuan

Ba mẹ đã bao giờ thắc mắc về những tiêu chuẩn mới nhất để đánh giá cân nặng của thai nhi? Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế như một người bạn đồng hành, giúp mẹ theo dõi từng bước phát triển của bé. Với những cập nhật mới nhất, bảng cân nặng này không chỉ cung cấp thông tin chính xác về cân nặng trung bình của thai nhi ở từng giai đoạn mà còn giúp phát hiện sớm những bất thường, đảm bảo một thai kỳ an toàn. Hãy cùng tìm hiểu những thay đổi đáng chú ý trong bảng cân nặng này và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe của mẹ và bé nhé!

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi

Việc đo chiều dài và cân nặng thai nhi là một phần quan trọng trong quá trình khám thai định kỳ. Các chỉ số này giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi, từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho mẹ bầu. Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn tuổi của thai nhi như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ 1: Chiều dài bé được đo từ đầu đến mông. Lúc này, do chân bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài.
  • Tam cá nguyệt thứ 2: Chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân. Bác sĩ không sử dụng chỉ số chiều dài đầu mông nữa mà đo đường kính lưỡng đỉnh đầu và chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng của mẹ. Trong khoảng thời gian này, kích thước và cân nặng của thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Tam cá nguyệt thứ 3: Cân nặng của bé phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành. Các bác sĩ sử dụng số đo đường kính lưỡng đỉnh đầu và chiều dài xương đùi bé, chu vi vòng bụng của mẹ như trên, cộng thêm chỉ số chu vi vòng đầu bé, đường kính ngang bụng để tính toán. Từ tuần thứ 32 trở đi, cân nặng của bé sẽ phát triển nhanh chóng hơn.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Thời điểm trước tuần thứ 8, phôi thai đang trong giai đoạn hoàn thiện nên khi siêu âm chỉ thấy một chấm nhỏ nên cân nặng và chiều dài mông sẽ được xác định sau thời gian này. Để theo dõi quá trình phát triển của bé, ba mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao và cân nặng thai nhi đạt chuẩn theo WHO dưới đây.

Cân nặng của mỗi bé là khác nhau, do đó, mẹ không nên quá lo lắng nếu cân nặng của bé không hoàn toàn trùng khớp với bảng chuẩn. Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các bất thường.

bang-can-nang-thai-nhi-6

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Do yếu tố di truyền và sự khác biệt chủng tộc

Cân nặng của thai nhi chịu ảnh hưởng lớn từ gen di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ có vóc dáng cao lớn, cân nặng trung bình thì khả năng cao bé cũng sẽ có cân nặng tương đối.

Ngoài ra, ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau. Do Mmi chủng tộc có những đặc điểm di truyền khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh.

Số lượng thai

Thai đơn thường phát triển đều đặn và có cân nặng phù hợp với tuổi thai. Trong trường hợp mang đa thai, các bé thường có cân nặng thấp hơn so với thai đơn do phải chia sẻ dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một bé phát triển tốt hơn, trong khi bé còn lại lại chậm lớn.

Sức khoẻ mẹ bầu

Chế độ ăn uống cân đối, cung cấp đủ chất dinh dưỡng của mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Thiếu chất hoặc thừa chất đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mẹ mắc các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, nhiễm trùng… có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau thai, từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ mang thai khi còn quá trẻ hoặc quá nhiều tuổi đều có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai nhi nhẹ cân.

Thứ tự sinh con

Trên thực tế, con đầu lòng thường có cân nặng nhỏ hơn so với các em sau. Các em sau thường có cân nặng cao hơn do mẹ đã từng mang thai và cơ thể đã quen với quá trình mang thai. Nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các bé là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ sẽ nhẹ cân hơn con đầu.

bang-can-nang-thai-nhi-chuan-2

Mẹ nên làm gì để thai nhi phát triển đúng chuẩn theo tuần?

Để thai nhi phát triển tốt nhất và đạt chuẩn về cân nặng cũng như chiều cao, ba mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên dưới đây:

  • Khi mang thai, tốt nhất mẹ không nên ăn uống quá kiêng cữ. Về cơ bản mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt chú ý đến các chất như sắt, canxi, axit folic, vitamin D… Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, đồ ăn quá mặn, quá ngọt, đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa ngắn vào buổi chiều. Vận động nhẹ nhàng thông qua các hoạt động như đi bộ, yoga, bơi lội… giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giảm các triệu chứng mệt mỏi.
  • Mẹ cần kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hay quá ít. Trong cả thai kỳ, mẹ nên tăng khoảng 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, có thể tăng khoảng 16 – 20kg.
  • Đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ để nắm được sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi.

bang-can-nang-thai-nhi-chuan-3

Tham khảo thêm: Tăng cân trong thai kỳ: mẹ bầu tăng cân như thế nào cho hợp lý?

Kết luận

Tóm lại, bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế là một công cụ hữu ích giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, mỗi bé là một cá thể riêng biệt, vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng nếu cân nặng của bé có đôi chút khác biệt so với bảng chuẩn. Điều quan trọng nhất là mẹ luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn uống khoa học và khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe và có một thai kỳ thật hạnh phúc!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)