Báo động tình trạng mẹ trầm cảm sau sinh và cách phòng tránh

tram-cam-sau-sinh

Cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh con. Đặc biệt, cơ thể mệt mỏi cộng với áp lực tinh thần rất dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Vậy làm cách nào để nhận biết, phòng ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh trước khi quá muộn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm thần phổ biến ở phụ nữ sau sinh, có thể ảnh hưởng đến khoảng 10-20% phụ nữ. Người bị trầm cảm thường có những cảm xúc buồn bã, lo lắng, mệt mỏi, lo sợ con mình bị hại hay bản thân mình có thể làm hại em bé.

Trầm cảm sau sinh có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Thậm chí, đôi khi tình trạng này sẽ phát triển thành hành vi cực đoan, nếu không được điều trị tâm lý kịp thời thì có thể gây hại cho bé và chính bản thân mẹ. Trầm cảm sau sinh thường bắt đầu trong vòng 4 tuần sau sinh, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn hơn. Nó có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, nếu không được điều trị.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ và bé. Mẹ có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc con, dẫn đến căng thẳng và lo lắng. Bé cũng có thể bị ảnh hưởng bởi trầm cảm của mẹ, chẳng hạn như quấy khóc, khó ngủ, chậm phát triển.

tram-cam-sau-sinh-la-gi

Tham khảo thêm: Mẹ trầm cảm sau sinh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé thế nào?

2. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh?

Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh tương đối khó nhận biết. Nó thường được nhận ra khi người bệnh có những hành động bộc phát ra bên ngoài. Một số biểu hiện có thể kể đến như sau.

Dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm sau sinh có thể được chia thành hai nhóm chính.

Dấu hiệu về cảm xúc

  • Tâm trạng mẹ chán nản, bồn chồn, ủ rũ. Tình trạng này có thể kéo theo cảm giác bực dọc, khó chịu và tức giận.
  • Khóc nhiều, ít giao tiếp, ít hứng thú với các hoạt động thường ngày mà mẹ vẫn yêu thích.
  • Không được hứng thú với em bé, thậm chí sinh ra ác cảm với trẻ nhỏ. Nhiều mẹ còn tỏ ra lo lắng mình không phải là người mẹ tốt.
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân và con

Dấu hiệu về thể chất

  • Mệt mỏi quá mức, chán ăn, mất ngủ kéo dài hoặc ngủ quá nhiều
  • Thay đổi khẩu vị ăn, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột
  •  Đau đầu, đau lưng, chóng mặt
  • Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung và phân vân, đắn đo nhiều hơn

Mẹo nhận biết trầm cảm sau sinh

Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ và người thân nhận biết trầm cảm sau sinh sớm:

  • Để ý đến những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mình. Nếu mẹ đột nhiên cảm thấy buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất hứng thú với mọi thứ, hãy chú ý đến những thay đổi này.
  • Nói chuyện với người thân, bạn bè. Họ có thể giúp mẹ nhận biết những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ cho phụ nữ sau sinh. Đây là nơi các mẹ có thể chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình với những người cùng hoàn cảnh.

dau-hieu-tram-cam-sau-sinh

3. Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Mặc dù không có biện pháp cụ thể nào để tránh được trầm cảm sau sinh nhưng vẫn có cách để bảo vệ sức khoẻ tâm lý của mẹ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngay từ khi mang thai, mẹ cần được chăm sóc tốt về mặt thể chất và tinh thần, có chế độ dinh dưỡng đủ chất, tránh những cảm xúc tiêu cực không cần thiết.

Nên tham gia các lớp học tiền sản dành cho vợ và chồng. Các lớp học này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về quá trình mang thai và sinh nở, cũng như những thay đổi tâm lý và thể chất mà bạn có thể gặp phải sau khi sinh. Người chồng cũng như người thân trong gia đình nên quan tâm đến tình trạng sức khỏe và những nhu cầu tâm lý của vợ trong giai đoạn thai kỳ, hậu sản để có thể hỗ trợ vợ một cách tốt nhất.

Phụ nữ sau sinh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp.

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có đủ năng lượng để chăm sóc em bé và bản thân.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có tinh thần minh mẫn và khỏe khoắn.
  • Không gây áp lực và điều chỉnh mong muốn của bản thân. Không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì mà mình có thể.
  • Yêu cầu giúp đỡ: Mẹ nên cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết mẹ cần sự giúp đỡ. Ngay khi mẹ cảm thấy mình có dấu hiệu bất ổn về tâm lý, đừng lo sợ hoặc giữ cảm xúc cho riêng mình. Mẹ hãy chia sẽ những gì mình đang trải qua với gia đình, bạn bè và khám sớm để có sự giúp đỡ, can thiệp kịp thời.

phong-ngua-tram-cam-sau-sinh

Trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể sẽ đem đến những hậu quả khôn lường cho cả mẹ và bé. Vì thế, ba mẹ hãy chú ý theo dõi và đừng quên trang bị kiến thức về trầm cảm sau sinh cho mình. Ba mẹ hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *