Trong dân gian, sả được biết đến là một loại gia vị có hương thơm đặc trưng làm tăng hương vị cho món ăn và mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong thai kỳ, việc mẹ sử dụng bất kỳ loại thảo mộc và gia vị nào cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy mẹ bầu ăn sả được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời mẹ nhé!
Góc giải đáp: Bà bầu ăn sả được không?
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, bà bầu cần hết sức cẩn trọng khi ăn. Việc ăn sả trong khi mang thai đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về liều lượng và phương thức sử dụng để tránh các rủi ro tiềm ẩn như tác dụng phụ đối với đường huyết và tương tác thuốc. Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sả vào thực đơn của mình.
Lợi ích khi sử dụng sả trong thai kì cho mẹ bầu
Giảm buồn nôn
Một trong những triệu chứng phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, là buồn nôn. Hương thơm dịu nhẹ của sả có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu. Mẹ bầu có thể uống trà sả, hít hương tinh dầu sả hoặc thêm sả vào món ăn để giảm thiểu triệu chứng này.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Sả có tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, trong 100g sả chứa nhiều chất khoáng như 2,23mg kẽm có tác dụng với đường ruột, 723 mg kali hỗ trợ cân bằng nước duy trì hoạt động tiêu hóa bình thường cho mẹ bầu.
Giảm căng thẳng mệt mỏi
Mùi hương sả có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Điều này rất hữu ích cho mẹ bầu, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu những thay đổi tâm trạng thường gặp trong thai kỳ. Chính vì thế, thân và lá của cây sả thường được dùng để chiết xuất tinh dầu. Trong tinh dầu này chứa các chất như Geraniol và Geranial, có tác dụng giảm mệt mỏ, an thần hiệu quả.
Chữa cảm lạnh và cảm cúm
Sả có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, vị the, tính ấm, mùi thơm giúp toát mồ hôi, giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm như sổ mũi, nghẹt mũi, ho. Mẹ bầu có thể sử dụng trà sả để giảm các triệu chứng này. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào trong thời kỳ mang thai.
Kiểm soát cholesterol cho mẹ bầu
Trong sả có chứa 2,6mg vitamin C, 4mg beta-sitosterol là những chất chống oxy hoá mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm mức cholesterol xấu trong máu, giúp bảo vệ tim mạch cho mẹ bầu. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, việc kiểm soát cholesterol là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Một số tác dụng phụ của sả mẹ nên biết
Đối với mẹ bầu
- Kích ứng dạ dày: Mặc dù sả hỗ trợ tiêu hóa, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt ở những người có dạ dày nhạy cảm.
- Phản ứng dị ứng: Một số phụ nữ có thể gặp các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở và sưng họng khi tiếp xúc với sả.
- Ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết: Sả có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, việc sử dụng sả quá nhiều có thể khiến đường huyết giảm đột ngột, gây nguy hiểm.
- Vỡ màng ối: Trong một số trường hợp, sử dụng sả với liều lượng lớn có thể kích thích co tử cung, dẫn đến vỡ màng ối sớm hoặc thậm chí là sảy thai.
Đối với thai nhi
- Cản trở sự phát triển: Dịch chiết từ sả có thể làm chậm quá trình phân chia tế bào, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Bất thường về xương: Hợp chất myrcene trong sả, khi sử dụng với liều lượng cao, có thể gây ra các bất thường về xương ở thai nhi.
- Tăng nguy cơ sảy thai: Sử dụng sả quá nhiều có thể kích thích co tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Hướng dẫn mẹ bầu cách ăn sả đúng cách
Để sử dụng sả một cách an toàn trong thai kỳ, mẹ không nên dùng sả với liều lượng cao. Hãy bắt đầu với lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể và tăng dần theo sự cho phép của bác sĩ.
Sả tươi là lựa chọn tốt nhất. Khi chọn sả, mẹ nên chọn những cây tươi có màu xanh sáng và không có dấu hiệu của sự hư hỏng hay úng nước. Lá sả nên cứng cáp và toả ra mùi thơm nồng đặc trưng. Mẹ có thể thái nhỏ, đập dập hoặc nướng để thêm vào các món ăn.
Khi ăn sả không hết, mẹ có thể bảo quản chúng trong túi nhựa hoặc hộp kín trong tủ lạnh. Nếu muốn bảo quản lâu dài, mẹ có thể cắt nhỏ và trữ đông hoặc phơi khô để dùng dần, đảm bảo chất lượng và hương vị của sả luôn được bảo toàn.
Tham khảo thêm: Bầu ăn ốc được không? Lưu ý khi ăn ốc dành cho mẹ bầu
Kết luận
Sả không chỉ là một loại gia vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng sả một cách khoa học và hợp lý. Hãy kết hợp sả với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam