Bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn dành cho bà bầu

bau-an-trung-vit-lon-duoc-khong

Trứng vịt lộn từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, trứng vịt lộn luôn có một vị trí nhất định trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, khi mang thai, các bà mẹ thường băn khoăn liệu có nên thưởng thức món ăn này hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Bầu ăn trứng vịt lộn được không?” và cung cấp những lưu ý quan trọng khi sử dụng trứng vịt lộn trong thai kỳ.

Thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là thực phẩm cung cấp hàm lượng khá lớn protein lại dễ mua, dễ chế biến và ít tốn kém. Chính vì thế, rất nhiều người ưa chuộng món ăn này. Theo các số liệu thông kê, trung bình 1 quả trứng vịt lộn sẽ chứa những dinh dưỡng chính sau:

  • 188 calo.
  • 13,6g protein.
  • 12,4g lipid.
  • 212g photpho.
  • 116mg canxi.
  • 2mg sắt.
  • Vitamin C, beta – carotene, niacin, thiamin.

Tuy nhiên, trứng vịt lộn lại chứa tới 359mg cholesterol. Đây là lượng cao hơn khuyến cáo nên dùng hàng ngày. Chính bởi điều này mà nhiều người dù yêu thích trứng vịt lộn cũng không thể ăn quá nhiều.

Bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt lộn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, về cơ bản, trứng vịt lộn chứa khá nhiều dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu nên mẹ có thể tham khảo thêm vào thực đơn của mình.

Thế nhưng, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn cần có lượng vừa phải. Việc ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều bữa có thể gây tăng cholesterol trong máu, từ đó tăng nguy cơ thừa cân, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch,… đe dọa đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Như vậy, mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn nhưng chỉ nên ăn với số lượng và tần suất vừa phải để đảm bảo tốt và an toàn cho hai mẹ con.

bau-an-trung-vit-lon-duoc-khong-1

Lợi ích khi ăn trứng vịt lộn đối với mẹ bầu

Bổ sung sắt

Hàm lượng sắt có trong trứng vịt lộn nhiều hơn so với trứng gà và trứng vịt thông thường. Sắt là khoáng chất thiết yếu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, đặc biệt quan trọng đối với bà bầu để phòng ngừa thiếu máu. Thiếu máu có thể gây mệt mỏi, chóng mặt và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ ăn trứng vịt lộn có thể giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ đồng thời giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu gây nên.

Bổ sung canxi

Canxi là thành phần chính của xương và răng, giúp xương của cả mẹ và bé phát triển chắc khỏe. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, dễ gãy xương ở mẹ bầu và còi xương ở bé. Trung bình 1 quả trứng vịt lộn có khoảng 116mg canxi.

Bổ sung vitamin A

Vitamin A rất quan trọng đối với sự phát triển các cơ quan thần kinh trung ương, gan, tim, thận, phổi của thai nhi. Trong trứng vịt lộn có hàm lượng cao vitamin A nên mẹ bầu ăn sẽ rất tốt cho thai nhi. Loại vitamin này còn hỗ trợ sự phát triển hệ thống thị lực của thai nhi.

bau-an-trung-vit-lon-duoc-khong-2

Bổ sung các chất khoáng cần thiết cho cơ thể

Ngoài sắt và canxi, trứng vịt lộn còn chứa nhiều chất khoáng khác như phốt pho, lipid, protein, kẽm, vitamin A, vitamin B, vitamin C,.. giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, pretein trong trứng vịt lộn sẽ giúp mẹ bầu duy trì cân nặng lành mạnh mà vẫn đảm bảo được năng lượng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Protein này cũng cần thiết cho sự phát triển cơ bắp, mô tế bào và hệ thống miễn dịch của hai mẹ con. Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa choline và omega-3, là 2 chất rất tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi.

Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn cho mẹ bầu

Tuy trứng vịt lộn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho mẹ bầu, nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên ăn khoảng 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần và chia thành nhiều bữa ăn khác nhau. Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ tuyệt đối chỉ ăn 2 quả 1 tuần, tránh ăn cùng lúc quá nhiều.
  • Nên ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng, tránh ăn vào buổi tối để tránh gặp tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
  • Nên kết hợp trứng vịt lộn với chế độ ăn uống cân đối, giàu protein, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Nên đảm bảo trứng vịt lộn được nấu chín kỹ trước khi ăn để tránh gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Sau khi chế biến hay ăn ngay và tốt nhất ăn khi trứng còn ấm, nóng.
  • Không ăn trứng vịt lộn cùng rau răm vì rau răm có thể gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Nên thay thế rau răm bằng loại rau thơm khác.
  • Không ăn trứng vịt lộn khi bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, viêm gan, gan nhiễm mỡ hay mẹ mắc bệnh về tim mạch, về gan.
  • Không kết hợp trứng vịt lộn với các gia vị nóng như tiêu, ớt, tỏi có thể gây nóng trong, không tốt cho mẹ bầu.

bau-an-trung-vit-lon-duoc-khong-3

Tham khảo thêm: Bầu ăn rau tần ô được không? Món ngon từ rau tần ô dành cho mẹ bầu

Kết luận

Tóm lại, trứng vịt lộn có thể là một phần trong chế độ ăn uống của bà bầu, nhưng cần được sử dụng một cách hợp lý và thận trọng. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lựa chọn trứng tươi, chế biến kỹ, hạn chế số lượng và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)