Bé ăn dặm 6 tháng ăn được những gì? Cẩm nang “toàn tập” cho mẹ

cho-bé-6-tháng-tuổi-ăn-dặm

6 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào những bữa ăn dặm đầu tiên. Rất nhiều mẹ cảm thấy lúng túng, không biết bé ăn dặm 6 tháng thì ăn được những gì, cách cho bé ăn dặm như thế nào là đúng, cần xây dựng thực đơn ra sao. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về việc tập cho bé ăn dặm hay đang gặp 1 vài vấn đề khó khăn khi cho bé ăn dặm thì hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bé ăn dặm 6 tháng ăn được những gì? 

1.1. Nguyên tắc cho bé ăn dặm 6 tháng 

Hệ tiêu hoá của bé 6 tháng tuổi vẫn còn non yếu nên chưa thể tiêu hoá những thức ăn đặc. Vì thế, các mẹ chỉ nên cho bé ăn những thức ăn đã được xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu hoá.

Trong những ngày đầu mới ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn bột gạo đã được nghiền mịn, pha loãng. Khi khả năng tiếp nhận thức ăn của bé tốt hơn, mẹ có thể tăng dần độ thô, đặc của cháo lên. Đến khi bé đã quen với việc ăn cháo trắng, mẹ có thể kết hợp thêm các loại rau để bổ sung thêm dưỡng chất và tăng hương vị cho món ăn, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, cũng như giúp bé không bị ngán. Sau dần, mẹ có thể thêm thịt lợn, thịt gà, thịt cá trắng,… vào thực đơn bé ăn dặm 6 tháng.

1.2. Những thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng 

Vậy bé ăn dặm 6 tháng ăn được những gì? Đây chỉ là giai đoạn tập dượt và cho bé làm quen dần với các mùi vị mới ngoài sữa. Không phải loại thực phẩm nào cũng cho bé ăn dặm được, mẹ cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hoá non nớt của bé.

Nhóm đường bột

Gạo tẻ, gạo nếp, yến mạch, ngô khoai,… là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, là nhóm tinh bột cần thiết cho bé ăn dặm 6 tháng. Những thực phẩm này cung cấp khoảng 50 – 60% nhu cầu năng lượng của bé. Khi bé mới tập ăn, mẹ có thể xay nhuyễn nấu bột hoặc cháo loãng cho bé ăn.

Nhóm rau củ

Rau cho bé ăn dặm 6 tháng gồm những loại nào? Trẻ ăn dặm 6 tháng có thể bắt đầu với các loại rau củ như khoai lang, khoai tây, bí ngô, cà rốt, củ dền, rau ngót,… Đối với các loại củ mẹ có thể nghiền mịn cùng sữa, rau thì nên xay nhỏ nấu cùng cháo. Với hương vị ngọt tự nhiên sẽ kích thích vị giác để bé tập ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra, rau củ đặc biệt giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Rau-củ-cho-bé-ăn-dặm-6-tháng-tuổi

Nhóm chất đạm

Trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng cũng như các giai đoạn phát triển về sau thì chất đạm là dưỡng chất không thể thiếu. Đạm có nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt trắng như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm, cá hồi,… Tuy nhiên với bé 6 tháng tuổi thì mẹ chưa cần thiết phải bổ sung nhiều thịt. Mẹ hãy cho con tập ăn từ lòng đỏ trứng gà hay đậu phụ hoặc một lượng nhỏ thịt ức gà nhé.

Nhóm trái cây

Rất nhiều bố mẹ băn khoăn không biết trái cây nào cho bé ăn dặm 6 tháng. Thực ra, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ có thể ăn được hầu hết các loại trái cây. Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho con. Ở giai đoạn này, mẹ nên cho con ăn các loại quả mềm như chuối, đu đủ, xoài, bơ,…

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý là chất béo cũng là một dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhỏ. Mỗi lần nấu đồ ăn cho con, mẹ có thể cho thêm chút dầu thực vật nhé.

Trái-cây-cho-bé-ăn-dặm-6-tháng-tuổi

Tham khảo thêm: 4 Nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé mà mẹ bầu nên biết

2. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm 6 tháng

Những buổi ăn dặm đầu tiên khi 6 tháng tuổi, dù mỗi bữa chỉ vào thìa cháo loãng nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với giai đoạn phát triển tiếp theo của bé. Thế nên, khi chon con tập ăn dặm, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây.

Số bữa ăn và lượng đồ ăn

Trong thời gian đầu cho bé tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa/ ngày với định lượng 30 – 60 ml/ bữa. Riêng bữa đầu tiên nên cho bé ăn một lượng rất nhỏ, khoảng 5ml. Nếu bé tỏ ra háo hức và thích thú khi ăn thì mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn cho đến khoảng 50 – 100 ml/ bữa. Tới khi con được 7 tháng, đã quen hơn với việc ăn dặm thì mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ ngày.

Bên cạnh đó, mẹ vẫn cần đảm bảo bé được bú đủ 6 -8 cữ sữa mỗi ngày (khoảng 500 – 700 ml). Bởi sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính tốt nhất cho bé trong giai đoạn này.

Những lưu ý khi nấu đồ ăn cho bé

Khi chế biến đồ ăn cho bé ăn dặm 6 tháng, mẹ hạn chế tối đa hoặc không cho gia vị. Đồ dụng cụ chế biến, khay trữ thức ăn của trẻ cần được rửa sạch, để khô ráo sau mỗi lần sử dụng và nên tiệt trùng trước khi dùng. Mỗi bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất chính: đường bột, đạm, rau củ quả, chất béo.

Mẹ đặc biệt chú ý lựa chọn các thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo nguồn gốc cho con, tốt nhất nên cho con ăn rau củ quả theo mùa. Thực phẩm cũng cần đảm bảo tươi ngon để chế biến, không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Ngoài ra, thức ăn nấu cho bé chỉ nên ăn trong khoảng 2 giờ, nếu thừa thì bố mẹ ăn, không nên để lại cho con ăn bữa sau.

Cách cho trẻ 6 tháng ăn dặm 

Bố mẹ cho con ăn dặm từ ngọt trước rồi mới chuyển sang mặn. Tức là cho con dùng các món ăn có vị ngọt như cháo sữa, cháo đậu,… rồi mới tiếp túc với các loại cháo thịt, cháo trứng,… Khi bắt đầu cũng cho con ăn đồ nhuyễn, lỏng mịn rồi từ từ chuyển sang đặc hơn.

Tuyệt đối không cố ép bé ăn. Khi con đã thể hiện không hợp tác, từ chối đồ ăn thì mẹ nên kết thúc bữa ăn và cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn.

Cách-cho-bé-6-tháng-tuổi-ăn-dặm

Tham khảo thêm: Mẹ bầu nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi nào?

Trên đây là những thông tin về bé ăn dặm 6 tháng ăn được những gì mà Kamidi muốn chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức liên quan đến việc ăn dặm của bé, cũng như cảm thấy tự tin hơn khi cùng bé bắt đầu một hành trình mới. Hãy theo dõi website https://kamidi.vn/ Fanpage: Kamidi VN để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *