Bé bị vàng da do sữa mẹ: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết

vang-da-do-sua-me

Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong đó vàng da do sữa mẹ là một loại vàng da liên quan đến việc bú mẹ, thường xảy ra ở bé bắt đầu bú mẹ 1 tuần tuổi và kéo dài đến 12 tuần tuổi. Ở một số bé, tình trạng vàng da do sữa mẹ có thể kéo dài hơn nhưng hầu hết không gây biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về vàng da do sữa mẹ trong bài viết dưới đây cùng Kamidi mẹ nhé!

1. Nguyên nhân vàng da do sữa mẹ

Tình trạng vàng da do sữa mẹ xuất hiện ở khoảng 3% trẻ sơ sinh, nguyên nhân xuất phát từ phản ứng của cơ thể bé khi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Ở trẻ nhỏ, nồng độ Bilirubin trong máu quá cao do sự phát triển chưa hoàn thiện của gan, cơ quan tiếp nhận và giải phóng Bilirubin vào đường ruột.

Các sắc tố màu vàng sẽ liên tục được cơ thể tạo ra do quá trình phá vỡ tế bào hồng cầu. Lượng Bilirubin dư thừa trong máu quá cao sẽ lắng đọng qua da, từ đó khiến da dần chuyển sang màu vàng. Nồng độ Bilirubin càng cao thì chứng tỏ da càng vàng nặng, thậm chí có thể khiến mắt dần chuyển dần sang màu vàng.

Một số chất trong sữa mẹ cũng có thể gây ra tình trạng vàng da. Những chất này ngăn chặn một số protein trong gan có vai trò phá vỡ Bilirubin. Tình trạng này cũng lý giải vì sao chứng vàng da do sữa mẹ thường gặp hơn ở những bé bú tốt. Ngoài ra, bé có nguy cơ bị vàng da do sữa mẹ nếu có gia đình có tiền sử mắc chứng này.

nguyen-nhan-vang-da-do-sua-me
Nguyên nhân bé bị vàng da do sữa mẹ

Tham khảo thêm: Bé bị sặc sữa thì xử trí thế nào? Bình sữa chống sặc sữa hiệu quả cho bé

2. Dấu hiệu tình trạng vàng da do sữa mẹ

Triệu chứng để nhận biết vàng da do sữa mẹ dễ nhất là da và tròng mắt của bé bị chuyển sang màu vàng, đồng thời bé cũng hay quấy khóc hơn, Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị mệt mỏi, người bơ phờ và chậm tăng cân. Hầu hết các triệu chứng toàn thân này xuất hiện khi chứng vào da do sữa mẹ kéo dài nhiều tuần mà không thuyên giảm.

Thông thường, các triệu chứng này sẽ tự biến mất trong một vài tuần mà không gây ra vấn đêc gì. Ngoài ra, mẹ cần phân biệt vàng da do sữa mẹ với vàng da do không bú đủ sữa mẹ. Vàng da do sữa mẹ bé vẫn bú đúng cách và nhận đủ lượng sữa mẹ. Trong khi đó, vàng da không bú đủ là do bé không nhận được đủ lượng sữa mẹ.

dau-hieu-vang-da-do-sua-me
Dấu hiệu bé bị vàng da do sữa mẹ

3. Điều trị, phòng ngừa chứng vàng da do sữa mẹ 

3.1. Phương pháp điều trị

Vàng da do sữa mẹ chỉ là tình trạng tạm thời di gan chưa đảm nhận tốt chức năng của nó, đến khoảng 1 tuổi thì triệu chứng sẽ dần biến mất hoàn toàn. Với những bé chỉ bị vàng da ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ sẽ tư vấn để cha mẹ tự chăm sóc và theo dõi bé tại nhà. Có thể bé sẽ được chỉ định uống thêm hoặc uống thường xuyên hơn các loại sữa công thức để Bilirubin dễ đào thả qua phân và nước tiểu hơn.

Còn với trường hợp vàng da do sữa mẹ nặng, phương pháp điều trj thường chọn là liệu pháp ánh sáng. Đây là một loại ánh sáng đặc biệt có khả năng làm thay đổi cấu trúc phân tử Bilirubin, giúp cơ thể bé loại bỏ Bilirubin tốt hơn. Liệu pháp này thường thực hiện trong 1 – 2 ngày là tình trạng vàng da do sữa mẹ ở bé sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Hầu hết bé bị vàng da do sữa mẹ sẽ cải thiện sau khi được theo dõi và điều trị đúng cách. Tuy nhiên vẫn có trường hợp tình trạng này kéo dài sau nhiều tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, bởi đây có thể là do bệnh lý tiềm ẩn nào đó đe dọa đến sức khỏe bé.

dieu-tri-vang-da-do-sua-me
Điều trị vàng da do sữa mẹ cho bé

3.2. Phương pháp phòng ngừa

Đa số các trường hợp vàng da do sữa mẹ đều không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, rất may đây không phải là vấn đề quá nguy hiểm. Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, mẹ vẫn nên cho bé bú và chỉ ngừng khi có chỉ định của bác sĩ. Thực tế vàng da do sữa mẹ có thể cải thiện và chờ khi gan của bé phát triển hoàn thiện hơn. Hơn nữa sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé, vì thế mẹ cần duy trì cho con bú.

Tham khảo thêm: Bé biếng ăn khi mọc răng, mẹ khỏi lo bé bị đau không ăn được khi có tuyệt chiêu này

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng vàng da do sữa mẹ ở trẻ sơ sinh. Khi bé có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xác định xem triệu chứng này có phải do một vấn đề nghiêm trọng hơn gây ra hay không. Đôi khi, vàng da ở mức độ nặng và không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như tổn thương não vĩnh viễn hoặc mất thính giác. Vì thế, ba mẹ cần hết sức cẩn trọng nhé! 

Hãy theo dõi Kamidi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *