Bé bú bình bị bẹp núm có sao không? Cách khắc phục dễ dàng

be-bu-binh-bi-bep-num

Bình sữa em bé với núm ti mềm như ti mẹ luôn khiến các bé cực kỳ yêu thích và dễ hợp tác bú bình sau vài lần thử. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bé bú bình bị bẹp núm khiến bé bú khó khăn hơn và bú không đủ sữa. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Nó có ảnh hưởng không và cách khắc phục thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những cảnh báo về vấn đề này và chia sẻ cách khắc phục đơn giản, hiệu quả cho ba mẹ tham khảo.

Nhận biết tình trạng bé bú bình bị bẹp núm

Tình trạng bé bú bình bị bẹp núm xảy ra khi núm vú của bình sữa bị biến dạng, thường là dẹt hoặc mỏng, do thời gian sử dụng lâu hoặc do bé cắn, nhai núm vú. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng bú sữa của bé, khiến bé bú khó khăn, bú lâu mà không no, hoặc thậm chí bỏ bú. Vì thế ba mẹ cần chú ý những dấu hiệu của núm vú bị dẹt khi bé bú để khắc phục kịp thời.

Có nhiều dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết bé bú bình bị bẹp núm, bao gồm:

– Quan sát núm vú: Núm vú bị biến dạng, bị dẹt, mỏng, hoặc có dấu hiệu phồng lên, mềm nhũn. Điều này cho thấy độ đàn hồi của núm vú không còn tốt, khi bé bú dễ bị bẹp xuống, ảnh hưởng đến việc bú sữa và quai hàm của bé.

– Quan sát hành vi của bé: Bé bú khó khăn, bú lâu mà không no, hoặc phải dùng nhiều sức để bú. Do bú không được bé có thể quấy khóc hoặc bực bội vì sữa chảy ra quá chậm hoặc quá nhanh. Hơn nữa bé có thể bỏ bú giữa chừng hoặc bú ít hơn bình thường.

– Kiểm tra núm vú: Ba mẹ có thể dùng tay bóp nhẹ núm vú. Nếu núm vú bị bẹp hoặc mềm nhũn, nghĩa là núm vú đã cũ và cần được thay thế. Hoặc kéo núm vú, nếu thấy núm vú dễ dàng bị kéo dài hoặc biến dạng, nghĩa là núm vú đã bị hỏng và cần được thay thế.

be-bu-binh-bi-bep-num-2
Dấu hiệu nhận biết bé bú bình bị bẹp núm

Tham khảo thêm: Bao lâu nên thay núm bình sữa cho bé một lần?

Nguyên nhân bé bú bình bị bẹp núm

Để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp thì trước hết ba mẹ cần hiểu rõ việc bé bú bình bị bẹp núm đến từ nguyên nhân nào. Có một số lý do dẫn đến tình trạng này:

– Nhiệt độ sữa quá cao khi đóng nắp: Khi sữa còn nóng mà ba mẹ đóng nắp bình ngay, áp suất bên trong sẽ tạo ra bí hơi dẫn đến núm ti bị bẹp.

– Vặn nắp quá chặt: Điều này cũng khiến áp suất bên trong bình tăng lên khiến núm ti bị bẹp và bé khó bú được sữa.

– Lắp núm vú không đúng cách: Việc này sẽ tạo áp lực không đối xứng lên núm ti, từ đó dẫn đến tình trạng núm bị bẹp.

– Sữa bị vón cục hoặc không hoà tan gây nên nén ép khiến núm ti bị dẹp.

– Núm ti không tương thích với lực hút của bé. Mỗi bé có lực hút khác nhau, nếu ba mẹ chọn núm ti không phù hợp với sức hút của bé nó có thể bị bẹp khi bé bú.

be-bu-binh-bi-bep-num-1
Bé bú bình bị bẹp núm ti do nhiều nguyên nhân

Cách khắc phục bé bú bình bị bẹp núm

Khắc phục theo nguyên nhân

Dựa vào các nguyên nhân đã nêu ở trên, chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục cho ba mẹ:

– Để tránh bí hơi tạo áp lực, ba mẹ hãy đợi sữa nguội đủ trước khi đóng nắp bình.

– Vặn nắp đủ chặt để tránh sữa bị rò rỉ nhưng không cần vặn quá mạnh để tránh gây áp lực bên trong bình tạo ra bị hơi và làm núm ti bị bẹp.

– Khi lắp núm ti, hãy đảm bảo núm được đặt đúng vị trí và vặn chặt. Kiểm tra lại xem núm đã được lắp chính xác chưa để tránh áp lực không đối xứng.

– Khi pha sữa cần đảm bảo khuấy tan đều, tan hoàn toàn trước khi đóng nắp và cho bé bú.

– Lựa chọn núm ti dựa trên độ tuổi và lực bú mút thực tế của bé. Có nhiều loại núm vú khác nhau với kích cỡ, hình dạng và lưu lượng sữa khác nhau. Nếu bé có sức hút mạnh thì ba mẹ nên chọn núm ti có khả năng chịu áp lực tốt hơn để tránh bị bẹp trong quá trình bé bú.

– Nếu núm vú bị bẹp trong khi con bú, hãy cẩn thận dùng ngón tay sạch chọc nhẹ vào góc miệng của bé để bé có thể bú tiếp.

—> Vì sao bé bú bình nhai núm ti?

Cách phòng tránh bé bú bình bị bẹp núm

Bằng cách tuân thủ những giải pháp phòng tránh dưới đây, ba mẹ sẽ giúp giảm nguy cơ bé bú bình bị bẹp núm và mang lại trải nghiệm bú tốt hơn cho bé:

– Thay núm vú thường xuyên: Thay núm vú sau mỗi 1-3 tháng sử dụng hoặc khi núm vú có dấu hiệu bị hỏng.

– Vệ sinh núm vú đúng cách: Rửa sạch núm vú bằng nước ấm và xà phòng nhẹ sau mỗi lần sử dụng. Khử trùng núm vú bằng nước sôi hoặc máy khử trùng núm vú ít nhất 1 lần mỗi ngày.

– Cho bé bú bình đúng tư thế: Giữ bé trong tư thế thoải mái, đầu cao hơn ngực. Hướng núm vú về phía vòm miệng của bé để sữa luôn đầy trong núm, tránh núm bị bẹp.

– Tránh để bé cắn hoặc nhai núm vú: Khi bé không bú, hãy cất núm vú đi để tránh bé cắn hoặc nhai.

be-bu-binh-bi-bep-num-3
Nguyên nhân và cách phòng tránh bé bú bình bị bẹp núm

Lựa chọn bình sữa chất lượng cho bé

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bình sữa với núm ti được thiết kế để hạn chế bị bẹp khi bé bú. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến, được các mẹ bỉm tin dùng và đánh giá cao:

Bình sữa Kamidi: Núm ti của bình được làm từ 100% silicone y tế cao cấp, không mùi, chịu nhiệt tốt, độ đàn hồi tốt nên không hề bị biến dạng khi bé bú. Núm bình không chỉ mềm mại như ti mẹ mà còn dẻo dai nên có độ bền cao, hạn chế rách khi bé cắn mút.

Bình sữa Philips Avent Natural: Núm ti của bình sữa này có hình dạng giống như núm vú mẹ, giúp bé bú dễ dàng và thoải mái hơn. Núm ti cũng được làm bằng silicone mềm mại và đàn hồi, giúp hạn chế bị bẹp khi bé bú.

Ba mẹ có thể tham khảo BÌNH SỮA KAMIDI NHỰA PPSU CHÍNH HÃNG

Bình sữa Comotomo: Bình sữa này có núm ti được làm bằng silicone siêu mềm, mô phỏng cảm giác bú mẹ. Núm ti cũng có hình dạng bầu tròn, giúp phân tán lực hút của bé đều khắp, hạn chế bẹp núm.

Bình sữa Dr. Brown’s Options+: Bình sữa này có hệ thống thông khí độc đáo giúp giảm thiểu lượng khí bé nuốt vào, giúp ngăn ngừa đầy hơi và trớ sữa. Núm ti cũng được làm bằng silicone mềm mại và có hình dạng giống như núm vú mẹ, giúp hạn chế bị bẹp khi bé bú.

Tham khảo thêm: Tại sao nên chọn bình sữa núm ti mềm cho trẻ sơ sinh? 

Lời kết cho bé bú bình bị bẹp núm có sao không?

Trên đây là những thông tin ba mẹ cần biết về tình trạng bé bú bình bị bẹp núm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và nó ảnh hưởng tới khả năng bú sữa của bé. Vì thế ba mẹ cần chú ý để tránh núm bình bị bẹp trong quá trình bé bú.Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé! 

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)