Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là do đâu? Cách xử lý

be-dang-ngu-tu-nhien-khoc-thet

Giấc ngủ của bé vốn yên bình, bỗng nhiên tiếng khóc thét vang lên làm cả nhà giật mình tỉnh giấc. Mẹ lo lắng không biết con yêu đang gặp phải điều gì. Việc bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là một hiện tượng khá phổ biến. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và chúng ta nên xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu để có những giải pháp phù hợp nhất cho bé yêu nhé!

Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Theo các chuyên gia khoa nhi, có nhiều nguyên nhân khiến bé khóc thét lên khi đang ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân thường xảy ra nhất: 

Nguyên nhân về thể chất:

  • Đói bụng, đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ thức giấc và khóc thét.
  • Tã ướt hoặc bẩn gây khó chịu cho bé.
  • Bé bị sốt, đau bụng, đau tai, hoặc các vấn đề sức khỏe khác nên bé khó chịu, không ngủ được.
  • Quá nóng hoặc quá lạnh, bé ngủ không ngon giấc.
  • Dị ứng thức ăn, quần áo hoặc các chất kích thích khác có thể gây ra các phản ứng khiến bé khó chịu và khóc.

be-dang-ngu-tu-nhien-khoc-thet-2

Nguyên nhân về tâm lý:

  • Giật mình: Tiếng động lớn, ánh sáng đột ngột hoặc những thay đổi trong môi trường xung quanh có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc.
  • Ác mộng: Là hiện tượng xuất hiện vào lúc gần sáng tại thời điểm giấc ngủ sóng nhanh. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân khiến bé gặp ác mộng. 
  • Giấc ngủ kinh hoàng: Là tình trạng thường xảy ra vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sóng chậm. Hiện tượng này sẽ xảy ra phần lớn khi bé ngủ được khoảng 2 – 3 tiếng khiến bé đột ngột khóc thét lên và sợ hãi tột độ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Một số trẻ có thể mắc các rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Cảm thấy cô đơn: Trẻ sơ sinh có nhu cầu được gần gũi với mẹ, việc tách rời mẹ quá lâu có thể khiến bé cảm thấy cô đơn và khóc.

be-dang-ngu-tu-nhien-khoc-thet-3

Các nguyên nhân khác:

  • Thiếu canxi: Thiếu canxi có thể gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi trộm, quấy khóc về đêm.
  • Co thắt dạ dày: Một số trẻ có thể bị co thắt dạ dày, đặc biệt là vào ban đêm, gây ra cơn đau bụng và khiến bé khóc.

Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có đáng lo không?

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài do các nguyên nhân về bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và lâu dần ảnh hưởng tới sức khỏe bé. Nếu bé khóc thét thường xuyên, kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, co giật, ba mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng.

Ba mẹ có thể chú ý biểu hiện khóc khi đang ngủ của bé theo các cột mốc tăng trưởng của bé như sau:

  • 1 tháng tuổi: Lúc này, hiện tượng khóc thét lên khi đang ngủ xảy ra khá phổ biến. Do thời gian chuyển đổi giữa các chu kỳ ngủ rất ngắn , thời gian ngủ dài và một số bé có sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm.
  • 3 tháng tuổi: Bé đang dần dần thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Nhiều bé đã bắt đầu hình thành lịch trình ngủ đều đặn, nhưng rất khó để ngủ suốt đêm nên đôi khi bé sẽ khóc khi ngủ.
  • 3 – 7 tháng tuổi: Một số bé bắt đầu có giấc ngủ dài hơn trước hoặc có thể ngủ xuyên đêm. Mỗi ngày bé sẽ có hai giấc ngủ chính là ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ dài vào ban đêm. Trong các giấc ban đêm, bé thỉnh thoảng vẫn khóc khi đang ngủ.
  • 7 – 12 tháng tuổi: Hầu hết các bé sẽ ngủ liền mạch suốt đêm khi được 9 tháng tuổi. Vào khoảng 12 tháng, một số bé chỉ ngủ một giấc mỗi ngày.
  • 1 tuổi trở lên: Lúc này bé cần ngủ 12 – 14 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả giấc ban ngày và ban đêm. Với bất kỳ tình trạng thiếu ngủ nào như dậy sớm vào buổi sáng, ngủ trưa ngắn, đi ngủ muộn đều khiến bé mệt mỏi và quấy khóc trong khi ngủ.

be-dang-ngu-tu-nhien-khoc-thet-1

Cách cải thiện tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, ba mẹ có thể thực hiện theo các cách dưới để giúp bé ngủ ngon và giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn:

  • Cho bé bú mẹ: Việc bú sữa mẹ có thể giúp em bé cảm thấy thoải mái, yên tâm đi vào giấc ngủ hơn, đặc biệt là khi bé khóc thét giữa đêm vì đói.
  • Dỗ dành bé sau ác mộng: Nếu bé khóc thét và thức giấc sau ác mộng, mẹ nên an ủi và vỗ để bé ngủ trở lại.
  • Xoa dịu bé không ngừng: Ba mẹ hãy nhẹ nhàng trò chuyện, xoa lưng hoặc bụng để dỗ dành bé. Những hành động này có thể giúp bé chuyển sang giai đoạn khác của giấc ngủ và ngừng khóc.
  • Tạo môi trường ngủ ngon cho bé: Tắt các thiết bị điện tử, kéo rèm cửa và giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải.
  • Tạo thói quen đi ngủ: Cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

be-dang-ngu-tu-nhien-khoc-thet-4

Tham khảo thêm: 3 cách để trẻ sơ sinh tự ngủ mẹ cần biết

Kết luận 

Việc bé khóc thét khi ngủ có thể khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những phương pháp phù hợp, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng khóc thét của bé vẫn không cải thiện, hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, khó thở, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)