Với mỗi bé khi lớn lên, đều trải qua giai đoạn bú bình để có thể phát triển toàn diện. Vậy bé lười bú bình phải làm sao? Mẹ cần làm gì khi bé lười bú bình? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kamidi để cải thiện tình trạng bé lười bú bình nhé!
Bé lười bú bình phải làm sao?
Trước hết, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé lười bú bình để có cách khắc phục hiệu quả. Bé lười bú bình có thể do một số nguyên nhân sau đây:
– Trẻ chưa đói: Tất nhiên, khi trẻ đang no thì sẽ từ chối tất cả nguồn thức ăn đưa vào, kể cả bú mẹ hay bú bình.
– Trẻ đang quen với ti mẹ, khi đột ngột chuyển sang bú bình sẽ lạ lẫm: Khi tiếp xúc với cơ thể mẹ, trẻ tiết ra hormone oxytocin (hormone hạnh phúc). Do đó, trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu mà bú bình không thể thay thế. Đặc biệt là núm ti bình cứng hơn ti mẹ rất nhiều, vì vậy trẻ không dễ bị đánh lừa và không chịu tiếp nhận bú bình.
– Nhiệt độ của bình sữa khác nhiệt độ sữa mẹ: Trẻ sơ sinh thích bú trực tiếp sữa mẹ vì sữa ấm như cơ thể mẹ. Do vậy, khi chuyển qua sữa bình bé có biểu hiện từ chối ăn.

– Bình sữa không phù hợp: do núm vú quá to hoặc bị tắc, trẻ có thể khó tiếp nhận sữa.
– Trẻ không tập trung bú bình: Không gian xung quanh thu hút trẻ, với tính tò mò trẻ sẽ dễ bị phân tâm trong quá trình bú.
– Trẻ bị bệnh: Trẻ mọc răng hay mắc các bệnh về tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không chịu bú bình.
Những việc mẹ không nên làm khi bé lười bú bình
Khi bé lười bú bình, mẹ cũng cần hết sức chú ý những việc không nên làm để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Những việc mẹ không nên làm đó là:
– Ép bé bú bình. Khi ép bé bú thêm khi bé đã no có thể vô tình tạo nỗi sợ hãi và áp lực khi bú. Lần sau bé sẽ khó tiếp nhận bú bình mặc dù đang đói.
– Cho trẻ nô đùa hoặc chơi điện thoại, xem tivi khi bú bình. Nhiều mẹ nghĩ như vậy sẽ đánh lạc hướng, giúp trẻ dễ bú hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen xấu, làm trẻ mất tập trung khi bú và bú được ít hơn.
– Cho trẻ vừa nằm vừa bú. Đây là tư thế làm bé dễ bị ngủ quên, không nuốt sữa kịp gây sặc vô cùng nguy hiểm.

– Di chuyển quá nhiều khi cho bé bú bình. Điều này vô tình làm bé bị nuốt phải nhiều không khí và ăn không ngon miệng. Hơn thế nữa, đây là thói quen xấu làm bé quen việc “ăn rong chơi” từ nhỏ.
– Để con thật đói mới cho bú. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi để bé thật đói, bé sẽ dễ tiếp nhận bú bình hơn. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, con đói sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc hơn và càng khó cho bú bình hơn.
Mẹ cần làm gì khi bé lười bú bình?
Chọn bình sữa phù hợp cho con rất quan trọng, quyết định lớn đến việc bé có ti bình hay không. Tốt nhất mẹ nên chọn bình sữa có núm ti mềm mại, độ đàn hồi cao, để bé bú tự nhiên nhất có thể.

Lưu ý việc lựa chọn núm ti có lỗ sữa phù hợp với độ tuổi phát triển của bé. Tránh tình trạng lỗ sữa quá to hoặc quá nhỏ làm bé sặc sữa hoặc bị mệt khi bú nhé.
Mẹ có thể tham khảo Bình sữa Kamidi làm từ chất liệu silicon và nhựa PPSU vừa an toàn, vừa có độ bền cao. Ngoài ra, bình sữa còn đảm bảo về độ mềm của núm ty, ống hút có thể điều chỉnh 360 độ tiện lợi trong quá trình bé sử dụng.

Hiện nay, bình sữa Kamidi có 3 dòng sản phẩm rất phù hợp cho bé lười ti bình:
Ba mẹ có thể tham khảo và mua ngay cho bé yêu nhà mình nhé. Để tránh phải mua phải hàng giả, kém chất lượng mẹ nên mua hàng chính hãng tại kamidi.vn, website Kamidi Việt Nam chính hãng. Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:
- Địa chỉ: Tòa nhà Mỹ Sơn, 62 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Hà Nội
- Hotline: 033.6655.466
- Thư: kamidivietnam@gmail.com
- website : kamidi.vn
Pingback: Bật mí dòng bình sữa giống ti mẹ nhất, bé nào ti cũng nghiện - KAMIDI VIỆT NAM