Bé mấy tháng ăn được cá hồi? Lợi ích và lưu ý khi cho bé ăn cá hồi

be-may-thang-an-duoc-ca-hoi

Cá hồi, một loại thực phẩm giàu omega-3, protein và các vitamin, là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn về thời điểm thích hợp để cho bé làm quen với loại cá này. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin khoa học về lợi ích của cá hồi đối với trẻ nhỏ, đồng thời giúp các mẹ giải đáp câu hỏi: “Bé mấy tháng tuổi ăn được cá hồi?”

Bé mấy tháng ăn được cá hồi?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể cho bé làm quen với cá hồi khi bé được 7 tháng tuổi, tức giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đủ để xử lý thức ăn cố định và các nguy cơ dị ứng thực cũng giảm xuống.

Cá hồi có thịt màu hồng nhưng được phân loại là cá trắng và chứa hàm lượng chất béo cao. Vì thế, trước khi cho bé ăn cá hồi, ba mẹ nên tập cho bé làm quen với thịt cá trắng khác.

be-may-thang-an-duoc-ca-hoi-1

Lợi ích của cá hồi đối với sức khỏe của bé

Cung cấp vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi, giúp xương của bé chắc khỏe và phát triển chiều cao. Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào. Trong 100g cá hồi nuôi chứa đến 526 IU vitamin D. Còn đối với cá hồi tự nhiên, trong 100g cá sẽ chứa 988 UI vitamin D. Đặc biệt đối với những bé ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, việc bổ sung vitamin D qua cá hồi là rất cần thiết.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Axit béo omega-3 có trong cá hồi rất tốt cho tim mạch. Nó giúp giảm lượng cholesterol xấu, giảm huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Việc cung cấp đủ omega-3 từ khi còn nhỏ sẽ giúp bảo vệ tim mạch của bé trong tương lai.

be-may-thang-an-duoc-ca-hoi-2

Tăng cường thị lực cho bé

Trong cá hồi chứa các thành phần DHA rất tốt cho võng mạc. Việc bổ sung DHA từ cá hồi giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, omega-3 và vitamin A trong loại cá này cũng giúp mắt bé thêm sáng khỏe.

Phục hồi hệ thần kinh và trí não

Trong cá hồi có các axit không no chứa DHA đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Đặc biệt, mega-3 là thành phần cấu tạo nên màng tế bào thần kinh. Việc cung cấp đủ omega-3 giúp phát triển não bộ, tăng cường khả năng học tập, ghi nhớ và tập trung của bé. Ngoài ra, omega-3 còn có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.

Bên cạnh đó, cá hồi còn rất giàu các vitamin A, D và selenium giúp bảo vệ hệ thần kinh bé khỏi các tác động mạnh bên ngoài.

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động

Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ em thường xuyên ăn cá có chứa hàm lượng Omega-3 cao như cá hồi có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm thiểu đáng kể so với những trẻ khác. Omega-3 giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não, từ đó giúp trẻ tập trung hơn và kiểm soát hành vi tốt hơn.

be-may-thang-an-duoc-ca-hoi-3

Lưu ý khi cho trẻ ăn cá hồi

Cá hồi là một thực phẩm vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Việc bổ sung cá hồi vào thực đơn của bé sẽ giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, trí não phát triển và một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm mới nào, đặc biệt là với những bé có tiền sử dị ứng. Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau khi cho bé ăn cá hồi:

  • Nấu chín hoàn toàn: Đảm bảo cá hồi được chế biến chín hoàn toàn để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh cho bé.
  • Lọc xương: Loại bỏ hoàn toàn xương để tránh gây hóc xương cho bé.
  • Kích thước phù hợp: Ba mẹ hãy cắt hoặc nghiền nhuyễn cá hồi thành các mảnh nhỏ để bé dễ tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng khi bé mới vào giai đoạn ăn dặm.
  • Theo dõi phản ứng: Sau khi cho bé ăn cá hồi, mẹ nên theo dõi kỹ các biểu hiện của bé như nổi mẩn, ngứa, khó thở,… Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, hãy ngưng cho bé ăn ngay và đưa bé đến bệnh viện.

Gợi ý các món ăn dặm từ cá hồi cho bé

Cháo cá hồi

Đây là món ăn truyền thống và phổ biến nhất cho bé khi bắt đầu làm quen với cá hồi. Cháo cá hồi không chỉ cung cấp protein từ cá mà còn cung cấp tinh bột từ gạo, giúp bé no lâu và có đủ năng lượng. Món này còn dễ tiêu hóa, dễ chế biến, có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

be-may-thang-an-duoc-ca-hoi-4

Ruốc cá hồi

Ruốc cá hồi là một món ăn khá mới lạ nhưng lại rất được các bé yêu thích. Ruốc cá hồi có vị thơm ngon, bùi bùi, rất thích hợp để ăn kèm với cháo hoặc cơm. Hơn nữa, ruốc còn dễ bảo quản, tiện lợi khi mang theo khi đi chơi, cung cấp nhiều protein và các chất béo tốt cho bé. Ba mẹ lưu ý không nên cho quá nhiều gia vị vào ruốc cá hồi để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

be-may-thang-an-duoc-ca-hoi-5

Dầu cá hồi

Ngoài cá hồi tươi và các loại cháo, ruốc cá hồi mẹ cũng có thể dùng dầu cá hồi để bổ sung dưỡng chất cho bé. Ba mẹ nên pha một ít dầu cá hồi vào mỗi món ăn của bé.

be-may-thang-an-duoc-ca-hoi-6

Tham khảo thêm: Top 9 dầu ăn dặm cho bé tốt nhất được mẹ bỉm tin dùng

Kết luận

Tóm lại, cá hồi là một nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá, đặc biệt là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị lực của bé. Bằng cách bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn dặm của bé, ba mẹ đã mang đến cho con yêu một nền tảng vững chắc cho sức khỏe tương lai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ cần lưu ý chọn cá tươi, chế biến kỹ, bắt đầu với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé. Hãy nhớ rằng, mỗi bé có một cơ địa khác nhau, vì vậy, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là điều cần thiết.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm: 0384.947.974

0/5 (0 Reviews)