Bé ra mồ hôi trộm không sốt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

be-ra-mo-hoi-trom

Ba mẹ đã bao giờ băn khoăn tại sao bé nhà mình lại ra mồ hôi trộm vào ban đêm dù không hề sốt? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này vẫn khiến ba mẹ lo lắng không thôi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân bé ra mồ hôi trộm và cách phòng tránh ba mẹ nhé!

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm, mặc dù nhiệt độ môi trường không quá nóng và trẻ không hoạt động mạnh. Mồ hôi thường xuất hiện ở các vùng như lưng, trán, nách, háng, lòng bàn tay, bàn chân.

Ba mẹ cần phân biệt 2 loại mồ hôi trộm sau:

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Do ở trẻ nhỏ sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn và hện tượng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn là cách để cơ thể các bé toả nhiệt. Ở trường hợp này, mồ hôi trộm không gây tác động xấu tới sức khoẻ bé.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Thường xuất hiện ở những bé mắc một số bệnh như còi xương, nhiễm trùng, tim mạch, rối loạn chuyển hoá,… Dấu hiệu ba mẹ cần biết là bé đổ nhiều mồ hôi nhưng không phải do thời tiết, môi trường, đặc biệt là khi bé bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.

be-ra-mo-hoi-trom-1

Vì sao bé đổ mồ hôi trộm?

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Vị trí của tuyến mồ hôi

Không giống như người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh ở gần đầu. Điều này khiến bé đổ mồ hôi rất nhiều vào ban đêm, đặc biệt là do bé không thay đổi tư thế đầu khi ngủ như khi bé thức. Ngủ ở một tư thế lâu có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên và đồ mồ hôi giúp điều hoà thân nhiệt.

  • Thói quen

Khi bé ngủ say thường có xu hướng đổ mồ hôi vì bé không cử động nhiều như người lớn. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khi em bé ở một vị trí trong thời gian dài và đổ mồ hôi lúc này cũng là cách để cơ thể bé điều chỉnh sự gia tăng nhiệt độ này.

  • Môi trường ngủ

Nhiệt độ phòng cao cũng có thể khến cơ thể bé đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Ngoà ra, việc ba mẹ đắp chăn dày vào mùa hè cũng khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên dẫn tới việc bé đổ mồ hôi quá mức.

  • Nguyên nhân bất thường do bệnh lý

Có một số tình trạng sức khoẻ có thể dẫn tới đổ mồ hôi bất thường ở trẻ sơ sinh khi ngủ vào ban đêm. Một số bệnh như còi xương, nhiễm trùng, tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hoá, chứng ngưng thở khi ngủ,… đều khiến bé ra nhiều mồ hôi hơn khi ngủ.

Các triệu chứng đổ mồ hôi quá nhiều ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc đổ mồ hôi trộm, trẻ sơ sinh có thể biểu hiện một số triệu chứng khác đi kèm, giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết và đưa ra những giải pháp phù hợp.

  • Đổ mồ hôi nhiều: Trẻ đổ mồ hôi ướt đẫm quần áo, đặc biệt ở vùng trán, lưng, nách và các kẽ ngón tay chân.
  • Quấy khóc, khó chịu: Mồ hôi nhiều khiến bé cảm thấy khó chịu, bứt rứt, quấy khóc, nhất là vào ban đêm.
  • Mất nước: Nếu đổ mồ hôi quá nhiều, bé có thể bị mất nước, dẫn đến các triệu chứng như: da khô, môi nứt nẻ, tiểu ít, quấy khóc nhiều hơn.
  • Rụng tóc vành khăn: Ở một số bé, đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn.
  • Sốt nhẹ: Một số trẻ có thể sốt nhẹ kèm theo tình trạng đổ mồ hôi.

Làm thế nào để phòng tránh mồ hôi trộm nhiều ở trẻ sơ sinh?

Với một số biện pháp đơn giản, ba mẹ có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng đổ mồ hôi trộm. Dưới đây là một số gợi ý ba mẹ có thể áp dụng:

Điều chỉnh môi trường sống

Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ của bé luôn mát mẻ, thoáng mát. Tránh để phòng quá nóng hoặc quá lạnh. Có thể mở cửa sổ để không khí lưu thông, giúp phòng ngủ của bé luôn được thông thoáng. Nếu trời quá nóng, ba mẹ có thể sử dụng điều hòa để làm mát phòng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để tránh làm bé bị lạnh.

be-ra-mo-hoi-trom-2

Chế độ ăn uống

Bổ sung thật nhiều rau xanh và trái cây cho con ba mẹ nhé! Các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Tránh cho bé ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây ra đổ mồ hôi. Đặc biệt lưu ý cung cấp đủ nước cho bé giúp điều hòa thân nhiệt và ngăn ngừa mất nước.

Mặc quần áo thoáng mát cho bé

Hãy nhớ cho bé mặc quần áo bằng chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần áo quá chật hoặc quá dày. Điều này sẽ giữ cho nhiệt độ cơ thể bé được kiểm soát và giảm hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm.

be-ra-mo-hoi-trom-3

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm của bé kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, quấy khóc, chán ăn, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn.

Tham khảo thêm: Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Kết luận

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bé. Việc chăm sóc trẻ đúng cách, tạo môi trường sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng. Hãy dành thời gian quan tâm và chăm sóc bé để bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện ba mẹ nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)