Nấm da đầu là một trong những bệnh về da đầu phổ biến ở trẻ em. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bé. Bài viết này sẽ cung cấp cho ba mẹ những thông tin cần thiết về bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị và phòng ngừa.
Tổng quan bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh
Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, gây ra bởi các loại nấm. Bệnh này thường khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ em trước tuổi dậy thì, còn được gọi là bệnh hắc lào ở da đầu hay chốc đầu.
Các loại nấm thuộc nhóm Dermatophytes, đặc biệt là chi Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton, được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Nấm da đầu thường diễn ra khi nấm xâm nhập vào nang tóc và thân tóc, thậm chí gây ảnh hưởng tới cả lông mi và lông mày của bé. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới viêm da đầu, gây rụng tóc và gây tổn thương sẹo lâu dài.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh
Các vi khuẩn gây nấm da đầu thường phát triển ở những vùng da bị ẩm ướt, tổn thương hoặc không được vệ sinh sạch sẽ. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
- Môi trường ẩm ướt: Da đầu của trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt khi trời nóng hoặc bé bị sốt. Môi trường ẩm ướt này tạo điều kiện lý tưởng cho nấm sinh sôi và phát triển. Việc không lau khô đầu cho bé sau khi tắm hoặc để bé đội mũ quá lâu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
- Vệ sinh không sạch sẽ: Nếu không vệ sinh lược, mũ, gối, chăn đệm thường xuyên, các bào tử nấm có thể bám vào và lây nhiễm cho bé. Đồng thời, việc không gội đầu cho bé thường xuyên hoặc sử dụng dầu gội không phù hợp cũng khiến da đầu bẩn, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như nấm. Điều này khiến trẻ dễ bị nhiễm nấm hơn so với người lớn.
- Từ thú cưng: Bé có thể bị nhiễm nấm từ rận chó, mèo và các thú cưng khác.
Biểu hiện bệnh nấm da đầu ở trẻ em là gì?
Nấm da đầu thường gây ra những triệu chứng khá rõ ràng, giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:
- Vảy: Xuất hiện các vảy màu trắng hoặc vàng trên da đầu, có thể dày hoặc mỏng. Vảy này thường bám chặt vào chân tóc và dễ bong tróc khi gãi.
- Ngứa: Trẻ thường xuyên gãi đầu, đặc biệt vào ban đêm, khiến các vảy bong tróc nhiều hơn và có thể gây trầy xước da đầu.
- Da đỏ: Vùng da đầu bị nhiễm nấm có thể bị đỏ, viêm.
- Rụng tóc: Tóc rụng từng mảng nhỏ, thường kèm theo các vảy. Trong trường hợp nặng, nấm da đầu có thể gây rụng tóc nhiều và để lại sẹo.
- Nốt mụn: Một số trẻ có thể xuất hiện các nốt mụn nhỏ, mủ hoặc các vết loét trên da đầu.
Cách điều trị nấm da đầu ở trẻ em hiệu quả
Điều trị theo dân gian
- Quả bồ kết: Trong bồ kết có saponin có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm phát triển. Bồ kết còn có các vitamn kích thích tái tạo da đầu bị tổn thương do nấm gây ra. Mẹ hãy chuẩn bị 5 – 6 quả bồ kết khô, nướng lên. Sau đó để nguội và đập thành từng miếng nhỏ. Đun với 2 lít nước. Chắt lấy nước ra chậu để nguội rồi gội đầu cho bé.
- Cây chó đẻ: Chuẩn bị một nắm cây chó đẻ rửa sạch, cho 3 thìa muối, nước và đun sôi trong khoảng 20 phút. Lọc lấy nước và để nguội. Dùng nước này gội đầu cho bé, massage nhẹ nhàng để hoạt chất kháng nấm phân bổ đều trên da đầu, tiêu diệt nấm hiệu quả. Sau đó gội lại bằng nước sạch.
Điều trị theo khoa học
- Thuốc trị nấm da đầu dạng bôi: Thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị bệnh để làm giảm tình trạng viêm ngứa, từ đó loại bỏ vi nấm gây bệnh. Các loại thuốc bôi điều trị nấm da đầu là Naftifine, Clotrimazol, Miconazol,…
- Thuốc trị nấm da đầu dạng uống: Đây là dạng thuốc trị nấm từ bên trong cơ thể rất hiệu quả với 2 hoạt chất là Griseofulvin hoặc Terbinafine. Thuốc có tác dụng manhh, thường dùng từ 6 – 8 tuần tuỳ tình trạng bệnh. Ba mẹ cần theo dõi sát sao bé trong quá trình uống thuốc để kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.
- Sử dụng dầu gội: Một số loại dầu gội có hoạt chống chống nấm như Selenium sulfide, Ketoconazol,… được dùng cho trường hợp nấm da đầu nhẹ hoặc muốn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Cách phòng tránh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh
Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều khó chịu cho bé. Để phòng tránh tình trạng này, cha mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé: Tắm cho bé bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, đặc biệt chú ý vùng da đầu. Sau khi tắm, lau khô da đầu của bé bằng khăn mềm, tránh để da đầu ẩm ướt. Giữ cho vùng da quanh hậu môn luôn sạch sẽ và khô ráo.
- Chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Chọn dầu gội, sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu có thể gây kích ứng da và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Bảo vệ da đầu cho bé: Tránh để da đầu bé bị trầy xước, khi chải đầu cho bé, nên sử dụng lược mềm và chải nhẹ nhàng. Tránh để da đầu của bé tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa. Bên cạnh đó, cần bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời có thể làm khô da đầu và gây kích ứng.
- Môi trường sống sạch sẽ: Giặt chăn, gối, quần áo của bé bằng nước nóng và xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và nấm. Lau chùi nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là những nơi bé thường xuyên tiếp xúc.
Tham khảo thêm: Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ vào mùa hè
Kết luận
Nấm da đầu ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp và có thể gây ra nhiều phiền toái cho bé. Tuy nhiên, với những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mà chúng ta đã tìm hiểu, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé, lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp và thăm khám bác sĩ định kỳ là những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cho bé.
Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam