Bị động thai nên làm gì? Dấu hiệu và cách xử lý

bi-dong-thai-nen-lam-gi-4

Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy những lo lắng, đặc biệt là khi gặp phải những biến chứng như động thai. Cảm giác đau bụng, ra máu âm đạo khiến các mẹ bầu không khỏi lo sợ. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu động thai ra sao? Và quan trọng hơn, bị động thai nên làm gì? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Động thai là gì?

Động thai là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và giữa thai kỳ. Nó là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm, có nguy cơ bị sảy thai. Khi bị động thai, mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng và hoang mang. Nếu bị động thai, mẹ sẽ thấy hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai. Một ít máu đỏ hoặc máu đen lẫn dịch nhầy xuất hiện, kèm theo tình trạng mỏi vai, đau bụng, bụng dưới trương lên.

Động thai và sảy thai là hai tình trạng khác nhau nhưng nhiều mẹ bầu vẫn nhầm lần giữa hai tình trạng này nên không biết xử lý thế nào cho đúng để tránh những hậu quả không mong muốn.

bi-dong-thai-nen-lam-gi-1

Động thai nguy hiểm như thế nào?

Động thai là một tình trạng thai nghén không ổn định, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, động thai có thể dẫn tới sảy thai ngoài ý muốn. Khi động thai, tử cung co thắt mạnh hơn bình thường, có thể dẫn đến bong nhau thai hoặc mở cổ tử cung sớm, gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Sảy thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ cân, mẹ bị tiền sản giật, rau thai bám thấp,…

Dấu hiệu động thai mẹ bầu cần lưu ý

Thông thường, dấu hiệu động thai sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc từ tháng thứu 4 đến tháng thứ 6. Lúc này, cổ tử cung chưa mở mà trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung lại chưa chắc nên thai sẽ dễ bị bong ra.

Một số dấu hiệu động thai thường gặp có thể kể đến như sau:

  • Ra máu âm đạo. Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc nâu, lượng máu ít hay nhiều tùy từng trường hợp.
  • Xuất hiện các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới.
  • Cổ tử cung mở.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Mất các triệu chứng thai nghén: Buồn nôn, mệt mỏi, tức ngực giảm hoặc mất hẳn.

bi-dong-thai-nen-lam-gi-2

Bị động thai nên làm gì?

Hiện nay, vẫn chưa có cách xử lý nào được xem là tốt nhất giúp mẹ khắc phục tình trạng động thai. Tuy nhiên, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ nên:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh di chuyển xa. Nằm nghỉ trên giường, tránh vận động mạnh, đi lại nhiều.
  • Sau đó, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn về những cách xử lý hiệu quả. Bác sĩ có thể kê thuốc chống co thắt tử cung hoặc khâu vòng tử cung cho mẹ để bảo vệ thai nhi nằm im trong bụng mẹ trước khi chào đời.
  • Tìm cách thư giãn, giảm stress bằng các hoạt động nhẹ nhàng như nghe nhạc, đọc sách.
  • Về chế độ ăn uống, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp, trái cây chín. Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
  • Theo dõi các dấu hiệu và ghi lại các triệu chứng gặp phải để báo cho bác sĩ. Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng.
  • Một lưu ý quan trọng nữa là nếu đã từng bị động thai thì mẹ tuyệt đối không được quan hệ vợ chồng vì nó sẽ tạo hưng phấn kích thích cổ tử cung co bóp và có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
  • Lưu ý lựa chọn tư thế nằm để tránh tạo sức ép đè lên bụng bầu. Trong thời gian này, mẹ nên chọn các tư thế ngủ như nằm nghiêng về bên trái, chân trái duỗi, chân phải hơi gập.

bi-dong-thai-nen-lam-gi-3

Tham khảo thêm: Tư thế ngủ của bà bầu như thế nào là tốt nhất cho cả mẹ và bé?

Cách phòng tránh động thai cho mẹ bầu

Ngay từ khi bắt đầu mang thai, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về những biện pháp giúp phòng tránh động thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, làm việc quá sức.
  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách tập thể dục đều đặn nhưng với cường độ vừa phải, các bài tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng rất phù hợp.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống đa dạng, cân đối các nhóm chất, ưu tiên rau xanh, trái cây, các loại hạt.
  • Theo dõi sức khỏe thai nhi. Đi khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các bất thường.
  • Nên hạn chế quan hệ tình dục trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, khói bụi.

bi-dong-thai-nen-lam-gi-4

Kết luận

Động thai là một tình trạng nguy hiểm đe dọa đến thai kỳ. Tuy nhiên, với kiến thức về các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời, mẹ bầu hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy luôn đặt lịch khám thai định kỳ và đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể. CĐừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)