Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã

tre-so-sinh-bi-ham-ta

Nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc là niềm mơ ước của mỗi bậc cha mẹ. Trong hành trình đầy yêu thương này, việc chăm sóc da cho bé, đặc biệt là vùng da nhạy cảm ở bẹn và mông, đóng vai trò quan trọng. Hăm tã, một vấn đề da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh không bị hăm tã để mang đến cho bé yêu sự thoải mái và vui vẻ trong những tháng ngày đầu đời.

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng da ở vùng bẹn và mông của trẻ bị ửng đỏ, sưng tấy, thậm chí là nổi mụn nước, gây ngứa rát và khó chịu cho bé. Đây là vấn đề da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của cả bé và cha mẹ. Hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để ngăn ngừa và điều trị hăm tã hiệu quả.

  • Tã bẩn, ẩm ướt: Khi tã bị bẩn hoặc ẩm ướt trong thời gian dài, nước tiểu và phân của bé có thể tiếp xúc trực tiếp với da, gây kích ứng và dẫn đến hăm tã.
  • Đóng bỉm cho bé 24/24: Việc đóng bỉm cả ngày sẽ khiến làn da mỏng manh của bé khó chịu, bí bách gây ra tình trạng bị hăm, mẩn đỏ.
  • Đóng bỉm cho bé quá 8 tiếng: Bỉm của bé nên được thay sau 3 – 4 tiếng dù ướt hay không.
  • Cọ xát: Da bé mỏng manh và dễ bị tổn thương bởi cọ xát. Việc mặc tã quá chật, sử dụng khăn giấy thô ráp để lau chùi hoặc bé di chuyển nhiều có thể gây cọ xát vào da, dẫn đến hăm tã.
  • Tã bỉm không phù hợp: Việc sử dụng tã, khăn lau hoặc kem chống hăm không phù hợp với da bé có thể gây kích ứng và dẫn đến hăm tã.
  • Dị ứng với chất trong bột giặt: Trong bột giặt hoặc nước giặt có chứa một số chất như lưu hương, tạo mùi, chất tẩy,… dễ gây tổn thương cho làn da bé.
tre-so-sinh-bi-ham-ta-1
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm tã

Triệu chứng bị hăm tã ở trẻ

Để điều trị hăm tã cho bé đúng cách, ba mẹ cần phải nhận biết rõ tình trạng của hiện tại của bé. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết bé bị hăm tã vô cùng đơn giản:

  • Vùng da bẹn và mông của bé trở nên ửng đỏ, sưng tấy, có thể xuất hiện các nốt mẩn nhỏ hoặc mụn nước.
  • Da bé có thể bị khô, bong tróc hoặc tiết dịch nhầy và trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng và ngứa rát.
  • Do cảm giác ngứa rát và khó chịu, bé có thể quấy khóc, bứt rứt nhiều hơn bình thường.
  • Bé ngủ không ngon giấc, thường xuyên thức giấc và gãi vùng da bị hăm.
  • Bỏ bú hoặc bú ít hơn do cảm giác khó chịu.
  • Bé có thể đi tiểu hoặc đi ngoài nhiều hơn bình thường. Nước tiểu của bé có màu sẫm hơn hoặc có mùi hôi.
  • Bé có thể cảm thấy đau rát khi đi tiểu hoặc đi ngoài.

Cách điều trị hăm tã ở trẻ em

Dùng sữa mẹ

Đây là một cách điều trị hăm tã cho bé hiệu quả và ít tốn kém nhất. Sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch da cho bé, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng hăm tã. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm tã của bé và để khô tự nhiên trước khi mặc tã mới cho bé.

Trị hăm tã bằng lô hội

Loại cây này chứa nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất cùng polysaccarid, acid béo và một số hoạt chất nhóm anthraquinon,… đem đến khả năng chống viêm, kháng khuẩn tuyệt vời. Để trị hăm tã cho bé, ba mẹ có thể dùng lô hội đã chiết xuất dành riêng cho da trẻ sơ sinh. Hoặc dùng lô hội tươi, cắt đi phần bỏ xanh, nạo lấy phần ruột thạch, thoa nhẹ lên da bé và để khô tự nhiên.

tre-so-sinh-bi-ham-ta-2
Lô hội dịu mát cho làn da bé

Dùng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều axit béo trung tính có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Các chất chống oxy hóa như vitamin E, phytosterol sẽ giúp mô da phục hồi tổn thương do hăm tã, dưỡng ẩm để giúp da bé mềm mại hơn. Ba mẹ chỉ cần thoa một lớp dầu dừa lên vùng da bị hăm của bé sau khi tắm. Sau đó massage nhẹ nhàng để dầu dừa thấm đều lên da bé.

Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Với cách trị hăm tã này, ba mẹ hãy lấy một muỗng canh yến mạch khô pha vào nước tắm và cho bé ngâm mình khoảng 10 – 15 phút. Sau đó tắm lại bằng nước sạch. Nếu tình trạng hăm nặng thì ba mẹ có thể tắm bằng bột yến mạch cho bé 2 lần một ngày để có kết quả tốt nhất.

Dùng lá trầu không

Ba mẹ hãy lấy 2 – 3 lá trầu không tươi, rửa sạch, cắt nhỏ rồi thả vào bát nước sôi, đậy kín khoảng 10 – 15 phút. Đợi lá trầu không thẩm thấu ra nước và nước đủ độ ấm thì ba mẹ dùng bông gạc mềm thấm dung dịch này chấm lên vùng da bị tổn thương của bé. Mỗi ngày làm như vậy 2 – 3 lần sau khi bé đi vệ sinh.

tre-so-sinh-bi-ham-ta-3
Lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm

Dùng lá chè xanh

Lá chè xanh có chứa chất chống oxy hóa EGCG, vitamin và khoáng chất cung cấp dưỡng chất cần thiết cho làn da bị tổn thương. Ba mẹ lấy một nắm lá trà rửa sạch, nấu với khoảng 1 lít nước trong 10 – 15 phút. Sau đó để nước nguội, rửa trực tiếp lên da bị hăm hoặc pha loãng với nước đủ ấm và tắm cho bé.

Điều trị hăm tã cho bé bằng lá khế

Lá khế trong dân gian được dùng để trị các bệnh ngoài ra như chàm, dị ứng, hăm tã… Ba mẹ hãy lấy khoảng 100 – 150g lá khế non rửa sạch, đun sôi khoảng 10 – 15 phút với 5 – 6 lít nước. Đợi nước nguội vừa đủ rồi tắm cho bé.

Lưu ý khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị hăm tã

Mặc dù tình trạng hăm tã thường không quá nghiêm trọng nhưng khi trẻ sơ sinh bị hăm tã, ba mẹ cũng không nên chủ quan. Khi chăm sóc bé, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không lạm dụng phấn rôm cho bé bị hăm tã.
  • Không dùng khăn ướt để vệ sinh vùng kín cho bé.
  • Thay tã, bỉm thường xuyên cho bé và không quấn tã quá chặt.
  • Trước khi áp dụng các phương pháp trị hăm tã dân gian hay các loại kem bôi chống hăm để chắc chắn nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.
  • Nếu ba mẹ phát hiện vùng kín của bé có dấu hiệu hăm tã thì nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Bỏ túi cách chăm sóc da cho bé vào mùa hè

Hướng dẫn phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Chọn loại bỉm chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ

Ba mẹ nên lựa chọn bỉm có khả năng thấm hút tốt, mềm mại, thông thoáng để giữ cho da bé luôn khô ráo. Ưu tiên các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho da bé. Tránh sử dụng bỉm quá chật hoặc quá rộng, gây khó chịu và bí bách cho bé.

Thay tã thường xuyên

Thay tã cho bé ít nhất 2-3 tiếng một lần, hoặc ngay sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện. Ba mẹ không nên để bé mặc bỉm ướt quá lâu vì sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây hăm tã. Ngoài ra, cần quan sát biểu hiện của bé để biết bé đã cần thay tã hay chưa, ví dụ như bé quấy khóc, bứt rứt, hoặc sờ vào bỉm thấy ướt hoặc nặng.

Sử dụng nước ấm để vệ sinh cho bé

Vệ sinh vùng da đóng bỉm cho bé bằng nước ấm và khăn mềm sau mỗi lần thay tã. Tránh sử dụng xà phòng hoặc hóa chất có thể kích ứng da bé. Nếu bé quá bẩn thì ba mẹ có thể dùng thêm một chút xà phòng nhẹ, không mùi để tránh gây kích ứng cho bé. Lau khô da bé hoặc để khô tự nhiên hoàn toàn trước khi đóng bỉm mới.

Kết hợp kem dưỡng ẩm cho bé

Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da đóng bỉm cho bé sau mỗi lần thay tã cũng là cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị hăm tã hiệu quả. Ba mẹ cần chọn loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc paraben. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp da bé mềm mại và tạo lớp màng bảo vệ da khỏi tác nhân gây hăm.

Không sử dụng các loại khăn vệ sinh có mùi

Lý do của việc này là do hóa chất tạo mùi trong khăn vệ sinh có thể gây kích ứng da bé, dẫn đến hăm tã. Vì thế ba mẹ chỉ nên sử dụng khăn vệ sinh mềm mại, không mùi để lau cho bé.

Không sử dụng bỉm cho bé 1 khoảng thời gian trong ngày

Thay vì cho bé mặc tã cả ngày dài, ba mẹ hãy cho bé “trần” da ít nhất 30 phút mỗi ngày để da bé được thông thoáng. Thời gian lý tưởng để cho bé “trần” da là sau khi tắm hoặc sau khi ngủ dậy. Để giảm nguy cơ bé tè ướt nệm, giường, ba mẹ có thể lót một chiếc khăn thấm nước lên giường rước khi cho bé nằm.

tre-so-sinh-bi-ham-ta-4
Ba mẹ cần lưu ý phòng tránh hăm tã cho bé

Kết luận

Trên đây là những thông tin ba mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm tã. Đây là tình trạng khá phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định tới bé. Vì thế ba mẹ cần lưu ý phòng tránh và chuẩn bị những phương pháp điều trị an toàn nếu bé yêu bị hăm tã.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn ba mẹ nhé!

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi.vn

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)