Buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai không?

buon-ngu-co-phai-dau-hieu-mang-thai

Buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai không? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đã từng đặt ra. Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ thường xuyên khiến chúng ta không khỏi băn khoăn và tò mò về tình trạng sức khỏe của mình. Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai không?

Cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên là một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến nhất của thai kỳ. Khi một người phụ nữ có thai, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi lớn để nuôi dưỡng bào thai. Điều này khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài. Thậm chí, điều này cũng rất bình thường trong tam cá nguyệt thứ 3, ảnh hưởng tới khoảng 60% tổng số phụ nữ mang thai.

Mệt mỏi hay buồn ngủ được coi là trạng thái thiếu năng lượng thường xuyên. Khi mang thai, mẹ bầu có thể cảm thấy như không thể thức dậy vào buổi sáng hoặc không thể chờ đợi để lên giường ngay sau khi về nhà vào buổi tố. Một số mẹ lại có thể cảm thấy mình cứ lê lét, uể oải từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ.

buon-ngu-co-phai-dau-hieu-mang-thai-1

Nguyên nhân buồn ngủ khi mang thai là gì?

Cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ là một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến nhất của thai kỳ. Vậy tại sao các mẹ bầu lại thường xuyên cảm thấy như vậy? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này nhé.

  • Xây dựng nhau thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ đang tạo ra nhau thai. Đây là một nhiệm vụ to lớn khiến cơ thể nhanh chóng tiêu hao hết năng lượng.
  • Thay đổi hormone: Hormone Progesterone có vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ. Progesterone cũng có tác dụng làm thư giãn cơ bắp và gây buồn ngủ.
  • Tăng cung cấp máu: Nhu cầu bơm và tạo máu để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi cũng có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ không ngừng.
  • Các thay đổi thể chất khác: Sự trao đổi đang hoạt động cao độ, nhịp tim tăng lên trong khi lượng đường trong máu và huyết áp giảm xuống. Đồng thời cơ thể mẹ đang sử dụng nhiều chất dinh dưỡng và nước hơn, tất cả đều khiến mẹ bị kiệt sức.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng buồn ngủ khi mang thai?

Rèn luyện thể chất

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe và giảm cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp và tránh những hoạt động quá sức. Việc vận động vừa phải sẽ giúp cơ thể sản sinh endorphin – hormone hạnh phúc, giúp tinh thần sảng khoái và giảm căng thẳng, từ đó cải thiện giấc ngủ.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường năng lượng và cải thiện giấc ngủ.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt: Những thực phẩm này chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh, có thể gây tăng cân, khó tiêu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Uống đủ nước: Nước giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng của các cơ quan.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ trong ngày: Thay vì ăn 3 bữa chính lớn, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh cảm giác no quá hoặc đói quá, giúp ổn định lượng đường trong máu.

buon-ngu-co-phai-dau-hieu-mang-thai-2

Lập kế hoạch cho giấc ngủ rõ ràng

Dù có cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, mẹ bầu cũng nên cố gắng duy trì giờ giấc sinh hoạt đều đặn để cơ thể làm quen với nhịp sinh học mới. Hãy đảm bảo ngủ đúng giờ và ngủ đủ 8 – 9 tiếng vào ban đêm. Tránh thức khuya, ngủ trễ, dậy muộn vì nó sẽ khiến cho cơ thể mẹ mệt mỏi và gia tăng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.

Đồng thời tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ như đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ do ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

buon-ngu-co-phai-dau-hieu-mang-thai-3

Tạo không gian ngủ thoải mái vào ban đêm

Đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát và không có tiếng ồn. Đệm và gối quá cứng hoặc quá mềm đều có thể gây đau lưng và khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tránh sử dụng chất kích thích như caffeine, rượu, thuốc lá có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Nhờ sự giúp đỡ của người thân

Khi mang thai, sự hỗ trợ từ người thân vô cùng quan trọng. Hãy chia sẻ với chồng, bố mẹ hoặc bạn bè về tình trạng mệt mỏi của mình để họ có thể giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Mẹ bầu đừng cố gắng làm việc quá sức, hãy dành thời gain để nghỉ ngơi nhiều hơn.

buon-ngu-co-phai-dau-hieu-mang-thai-4

Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị cổ truyền có thể giúp cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể giúp điều chỉnh hormone, giảm đau và thư giãn cơ bắp, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tham khảo thêm: Đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không? Cách giảm đau lưng cho mẹ bầu

Kết luận

Tóm lại, buồn ngủ là một trong những dấu hiệu sớm và phổ biến của thai kỳ. Tuy nhiên, để xác định chính xác có mang thai hay không, mẹ nên thực hiện xét nghiệm que thử thai hoặc đến bệnh viện để được khám và tư vấn. Việc thăm khám định kỳ trong suốt thai kỳ cũng rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.

Theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *