Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, đặc biệt nhạy cảm ở trẻ sơ sinh. Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Các bệnh về da không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé. Vì vậy, việc nhận biết và xử lý kịp thời các bệnh về da ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bệnh ngoài da ở trẻ mà ba mẹ cần biết.
Các bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Vàng da
Vàng do ở trẻ sơ sinh thường có 2 loại là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng do sinh lý không quá đáng lo, thường tự biến mất sau một thời gian ngắn. Ngược lại, vàng da bệnh lý lại khác nguy hiểm, có thể khiến bé bị hôn mê, co giật.
Triệu chứng ba mẹ cần lưu ý:
- Vàng da sinh lý: Màu da vàng nhẹ và chỉ vàng ở vùng mặt, cổ, ngực và bụng phía trên rốn. Vàng da không kèm dấu hiệu bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,… Ngoài ra, nước tiểu của bé còn có màu tối hoặc màu vàng, phân nhạt màu.
- Vàng da bệnh lý: Là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Lúc này da bé có màu đậm, không tự hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.
Điều trị: Hầu hết các trường hợp vàng da sinh lý sẽ tự khỏi, nhưng cần theo dõi sát sao. Trong một số trường hợp vàng do do bệnh lý, trẻ cần được chiếu đèn hoặc điều trị bằng thuốc.
Rôm sảy
Rôm sảy là căn bệnh rất phổ biến, hầu như bé nào cũng mắc phải. Bệnh thường xảy ra kh thờ tiết nắng nóng, oi bức khiến tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, lỗ chân lông bị bít tắc. Tuy không gây nguy hiểm nhưng rôm sảy làm bé khó chịu và dễ quấy khóc bởi những con ngứa dai dẳng.
Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các nốt đỏ li ti, gây ngứa ngáy, thường ở vùng cổ, nách, bẹn. Bên cạnh nguyên nhân thời tiết, bé có thể bị rôm sảy do mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áp làm từ các chất liệu không thấm hút. Vì thế ba mẹ cần giữ cho bé ở nơi thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ hoặc dùng phấn rôm.
Nổi mẩn đỏ, phát ban
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, như dị ứng, nhiễm trùng, hoặc do thời tiết. Nếu phát hiện da bé xuất hiện các mẩn đỏ, có thể kèm theo ngứa, sưng tấy thì nhiều khả năng bé đang bị phát ban. Để hạn chế nổi mẩn, phát ban ba mẹ nên chọn cho bé những bộ đồ thoáng mát, chơi ở nơi khô thoáng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể dùng thuốc kháng histamine, kem bôi hoặc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Chàm sữa
Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ trên 2 tháng. Chàm sữa là bệnh viêm da mãn tính ở dạng của bệnh chàm thể tạng. Nguyên nhân chủ yếu do cơ địa dị ứng, da khô hoặc do di truyên từ gia đình. Khi mắc bệnh này da trẻ sẽ bị khô, nứt nẻ, xuất hiện vảy, gây ngứa, thường ở má, trán, đầu gối và khuỷu tay.
Để điều trị mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm, tránh các chất kích ứng, có thể dùng thuốc bôi corticoid theo chỉ định của bác sĩ.
Mụn sữa, nang kê
Có đến 20 – 40% trẻ sơ sinh bị mọc mun sữa hay còn gọi là nang kê. Đây là một dạng mụn trứng cá ở trẻ sinh, hình thành do hoạt động của hormone bé nhận từ mẹ hoặc bé bị phì đại tuyến bã. Tình trạng này khá phổ biến, có thể gặp ngay hoặc vài tuần sau sinh. Mụn thường xuất hiện ở má bé, đôi khi ở trán, cằm và lưng.
Mụn sữa mọc ở dạng những nốt nhỏ li ti, màu trắng, có vùng da đỏ bao quanh. Thông thường, nang kê sẽ biến mất trong vài tuần hoặc và tháng. Nếu mụn kéo daiì trên 3 tháng thì ba mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ da liễu.
Hăm tã
Bệnh này thườngh xảy ra khi bé được 9 – 12 tháng. Nếu ba mẹ chăm sóc và điều trị không đúng cách, bệnh sẽ lây lan sang các vùng lân cận, xuất hiện nhiều vết xước, giảm sắc tốt và nặng hơn có thể khiến bộ phận sinh dục của bé bị tổn thương. Nguyên nhân chính là do bé tiếp xúc với tã ướt, bẩn trong thời gian dài, ma sát.
Cách điều trị: Ba mẹ hãy vệ sinh vùng hăm sạch sẽ, thay tã thường xuyên, dùng kem chống hăm. Nên chọn loại tã tốt và mặc tã cho bé đúng cách.
Tham khảo thêm: Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã
Ba mẹ nên làm gì để phòng ngừa bệnh về da cho bé?
Để phòng ngừa các bệnh về da cho bé sơ sinh, ba mẹ cần chú ý một số điều sau đây:
Chăm sóc da hàng ngày:
- Tắm cho bé bằng nước ấm, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa xà phòng. Tránh tắm quá lâu hoặc quá thường xuyên.
- Sau khi tắm, thấm khô người bé bằng khăn mềm, tránh chà xát mạnh.
- Thoa kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh sau khi tắm để giữ ẩm cho da bé.
- Thay tã thường xuyên để giữ cho vùng da tiếp xúc với tã luôn khô thoáng.
- Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh bé cào xước da.
Môi trường sống:
- Lau chùi nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là những nơi bé thường tiếp xúc.
- Tránh cho bé tiếp xúc với chất kích ứng, hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu, chất tẩy rửa mạnh.
- Giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, tránh quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chọn quần áo cho bé bằng chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát.
Kết luận
Làn da của trẻ sơ sinh là một tấm gương phản ánh sức khỏe tổng thể của bé. Bằng việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các bệnh về da thường gặp và cách chăm sóc da đúng cách, ba mẹ đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe của con yêu. Hãy nhớ rằng, tình yêu thương của ba mẹ chính là liều thuốc quý giá nhất giúp bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể.
Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam