Cách bế trẻ sơ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là vấn đề của nhiều cha mẹ, nhất là đối với những người lần đầu sinh con. Bế bé đúng cách sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn và giúp bé thấy dễ chịu. Mỗi tháng, em bé cũng sẽ lớn lên và phát triển, đồng nghĩa với việc kỹ thuật bế cũng sẽ thay đổi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các mẹ các cách bế trẻ sơ sinh theo mỗi giai đoạn phát triển. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Toggle1. Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
Trẻ sơ sinh còn non yếu, xương cốt chưa phát triển toàn diện nên cần được chăm sóc và chú ý nhiều hơn khi được bế. Vậy cách bế trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn thế nào là đúng? Ba mẹ hãy tham khảo hướng dẫn sau.
1.1. Cách bế trẻ sơ sinh 0 – 1 tháng tuổi
Giai đoạn 0 – 1 tháng tuổi em bé mới chào đời nên cơ thể còn rất non nớt. Vậy nên khi bé ba mẹ cần phải vô cùng cẩn trọng. Trong độ tuổi này nên ưu tiên bế bé nằm ngang, để bé nằm ngửa ra, không bế vác lên vai. Đây là tư thế bế an toàn nhất cho trẻ, giúp giảm được trọng lượng phần đầu của bé dồn xuống. Mẹ có thể bế bé theo cách này để thay tã, cho bé bú hoặc cho bé ngủ.
Cách bế trẻ sơ sinh 0 – 1 tháng tuổi được thực hiện như sau:
- Mẹ đặt tay dưới mông và lưng bé sao cho đầu bé nằm
- Mẹ dùng tay kia đỡ đầu và gáy bé. Đặt đầu bé lên khuỷu tay mẹ.
- Dùng cẳng tay đỡ lưng bé.
- Giữ đầu bé cao hơn chân để tránh trào ngược.
Tham khảo thêm: Những thay đổi thú vị của trẻ sơ sinh tháng thứ 2
1.2. Cách bế trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Lúc này, cơ cổ của bé trở nên khỏe hơn và bé có thể ngẩng đầu trong thời gian ngắn. Cách bế trẻ sơ sinh ở giai đoạn này có nhiều cách thực hiện khác nhau như sau:
- Bé vác: Dạ dày bé 2 tháng tuổi vẫn ở tư thế nằm thẳng nên vẫn cần vỗ ợ hơi sau khi ăn.
- Bế ôm ngực kề ngực: Với tư thế này, mẹ để bé rúc sát vào ngực mà vẫn có sự hỗ trợ. Giữ bé bằng một vòng tay qua lưng và một tay dưới mông của bé. Dùng tay đỡ đầu bé áp vào ngực mẹ.
- Bé giữ mặt đối mặt: Đây là tư thế tuyệt vời để tăng sự gắn kết với con yêu. Với tư thế này, mẹ ngồi xuống và đặt bé lên đùi đối mặt với mình. Dùng một tay đỡ đầu và một tay đỡ mông bé.
1.3. Cách bế trẻ sơ sinh 3 – 5 tháng tuổi
Khi bé được 3 tháng tuổi, cơ cổ bé tiếp tục phát triển cứng cáp hơn và bé bắt đầu nhấc đầu lên khi nằm sấp. Lúc này mẹ hoàn toàn có thể bế bé với nhiều tư thế khác nhau như ngửa, bế vác, bế giữ đối mặt. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách bế trẻ sơ sinh mới: tư thế bế nghiêng.
Khi nâng bé lên mẹ cần phải nhẹ nhàng và đỡ cả lưng. Không nên bế các động tác yêu cầu thẳng lưng để bé được phát triển hoàn thiện hơn. Nếu mẹ muốn bế bé theo tư thế thẳng lưng thì hãy để mông bé ngồi lên một cánh tay, tay còn lại giữ ngực và cổ dựa sát với mẹ.
1.5. Cách bế trẻ sơ sinh 6 -12 tháng tuổi
Giai đoạn này bé đã trở nên cứng cáp hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước. Vì thế mà cách bế trẻ sơ sinh ở đây cũng đa dạng và phong phú hơn cho ba mẹ lựa chọn. Mỗi bé sẽ có những sở thích được mẹ bế theo các tư thế khác nhau. Mẹ nên lựa chọn tư thế khiến bé dễ chịu, thoải mái nhất. Mẹ có thể địu bé sau lưng hoặc địu trước mặt. Hoặc bế cắp nách khi bé đã biết bò.
Tham khảo thêm: 5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết
2. Những lưu ý khi bế trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có hệ xương và cơ bắp chưa phát triển hoàn thiện, do đó cần được bế một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bị tổn thương. Dưới đây là một số lưu ý khi bế trẻ sơ sinh:
- Rửa tay sạch trước khi bế bé. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ người chăm sóc sang bé.
- Chọn tư thế bế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nên bế bé theo tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở lên, có thể bế bé theo tư thế đứng, vác, hoặc bế kiểu chuông.
- Dùng tay đỡ đầu và cổ bé một cách chắc chắn. Đầu và cổ của trẻ sơ sinh rất nhỏ và yếu, do đó cần được nâng đỡ cẩn thận để tránh bị ngửa ra sau.
- Không bế bé quá cao hoặc quá thấp. Bé cần được bế ở vị trí ngang tầm ngực hoặc bụng của người chăm sóc để cảm thấy an toàn và thoải mái.
- Không bế bé khi đang đứng hoặc di chuyển. Nên bế bé khi đang ngồi hoặc đứng yên một chỗ để tránh bé bị lắc lư và té ngã.
- Tránh bế bé ở những nơi có vật dụng nguy hiểm. Khi bế bé, cần chú ý tránh xa những vật dụng sắc nhọn, nóng, hoặc có thể gây tổn thương cho bé.
Với những thông tin trên, chắc hẳn mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh sao cho bé an toàn, thoải mái nhất. Học cách bế trẻ sơ sinh có thể là một thách thức, nhưng với sự luyện tập và kiên trì, ba mẹ có thể tìm ra được tư thế phù hợp nhất cho bé yêu của mình. Mẹ đừng quên ghé qua Kamidi thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích, thú vị hơn mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam