Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em cực hiệu quả mẹ nên áp dụng

cach-chua-mun-nhot-o-tre-em

Mụn nhọt là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em, gây đau rát và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bé. Vậy làm thế nào để chữa trị mụn nhọt cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra mụn nhọt và các cách chữa mụn nhọt ở trẻ em tại nhà đơn giản mà hiệu quả.

Mụn nhọt ở trẻ em là gì?

Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng da khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nang lông. Khi vi khuẩn xâm nhập vào nang lông, chúng sẽ gây ra viêm nhiễm, tạo thành những nốt sưng đỏ, đau nhức.

Ban đầu mụn xuất phát từ một nốt nhỏ nổi lên da, sau đó sẽ lớn dần lên, sưng đỏ và có hiện tượng lan rộng ra. Mụn nhọt sẽ sưng tấy, xuất hiện mủ trắng và gây đau đớn cho bé trong nhiều ngày. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bé. Nhưng chủ yếu là ở mặt, cổ, nách, vai hoặc mông bé. Một số bé còn bị mụn nhọt ở đầu.

cach-chua-mun-nhot-o-tre-em-1

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở trẻ em

Mụn nhọt ở trẻ em thường là do nhiễm khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Vi khuẩn này xâm nhập vào nang lông, gây viêm nhiễm và hình thành mụn nhọt.

Các yếu tố góp phần gây ra mụn nhọt ở trẻ em:

  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: Trẻ nhỏ thường tiết mồ hôi dễ hơn so với người lớn do thân nhiệt cao hơn, hoạt động nhiều. Vì thế nếu ba mẹ không tắm rửa thường xuyên, đặc biệt ở những vùng da nhiều mồ hôi như nách, bẹn của bé sẽ rất dễ dẫn đến mụn nhọt.
  • Ma sát: Quần áo chật, cọ xát vào da gây tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sức đề kháng kém: Trẻ em có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, những trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch, thiếu máu, suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ dễ bị mụn nhọt hơn.
  • Vết trầy xước: Những vết trầy xước nhỏ cũng là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tiếp xúc với người bệnh: Trẻ có thể bị lây nhiễm mụn nhọt từ người khác.

Triệu chứng mụn nhọt ở trẻ sơ sinh

Mụn nhọt ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Xuất hiện một nốt đỏ nhỏ trên da, thường ở vùng mặt, cổ, hoặc mông.
  • Nốt đỏ dần trở nên sưng lên, có thể sờ thấy cứng.
  • Bé có thể quấy khóc, khó chịu khi chạm vào vùng da bị mụn nhọt.
  • Sau vài ngày, mụn nhọt sẽ phát triển và chứa mủ bên trong.
  • Trong một số trường hợp, trẻ có thể sốt nhẹ.

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả

Để đẩy nhanh việc điều trị và hạn chế lây lan mụn nhọt trên d bé, ba mẹ có thể áp dụng một trong những cách đơn giản sau:

  • Tắm rửa thường xuyên: Dùng nước ấm để làm sạch da cho bé, đặc biệt là vùng da bị mụn nhọt. Không nên kỳ cọ quá mạnh vì có thể làm mụn nhọt bị vỡ ra. Ngoài ra, ba mẹ không nên sử dụng sữa tắm có các chất kích ứng lên da bé trong thời gian chữa trị để tránh da bé bị viêm nhiễm.
  • Lau sạch mụn: Dùng bông gòn sạch thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng quanh vùng mụn để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm lên vùng da bé bị mụn nhọt vài lần mỗi ngày để giảm đau và sưng tấy.
  • Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh bôi ngoài da để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Nếu bé đau nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau. Ba mẹ tuyệt đối không dùng thuốc cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để giúp bé nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần cho bé uống đủ nước mỗi ngày.

cach-chua-mun-nhot-o-tre-em-2

Tham khảo thêm: Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý

Một số biện pháp phòng tránh mụn nhọt ở trẻ em

Vệ sinh sạch sẽ

Vấn đề vệ sinh rất quan trọng trong việc phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ em. Ba mẹ nên thường xuyên giặt chăn mền, quần áo của bé và tắm cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ. Khi bé bị đứt tay hay trầy xước da, ba mẹ cần nhanh chóng rửa tay, sát khuẩn cho bé.

Khăn tắm, khăn lâu của bé cũng cần được giặt giũ thường xuyên. Sau khi giặt hãy phơi dưới trời nắng, nhiệt độ cao để tránh ẩm mốc. Thường xuyên thay quần áo cho bé nếu bé đổ nhiều mồ hơi. Và cho bé chơi ở những nơi thoáng mát, khô ráo.

cach-chua-mun-nhot-o-tre-em-3

Tăng cường hàng rào bảo vệ da

Ba mẹ hãy chọn quần áo bằng chất liệu cotton, thoáng mát, tránh quần áo chật chội gây ma sát cho bé. Sử dụng kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm cho làn da bé, giúp da khỏe mạnh và chống lại vi khuẩn. Đặc biệt hãy bôi kem chống nắng cho bé khi ra ngoài. Hạn chế cho bé tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất.

Khuyến khích bé vận động

Ba mẹ hãy tạo thói quen vận động cho bé để nâng cao sức khỏe. Vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm mồ hôi.

cach-chua-mun-nhot-o-tre-em-4

Kết luận

Mụn nhọt ở trẻ em không còn là vấn đề quá khó khăn nếu các mẹ biết cách chăm sóc đúng cách. Bằng việc kết hợp các biện pháp vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi sát sao tình hình của bé, chúng ta hoàn toàn có thể giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Hãy nhớ rằng, sức khỏe của bé là điều quan trọng nhất, vì vậy đừng ngần ngại đưa bé đi khám bác sĩ khi cần thiết.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)