Cách chữa tắc tia sữa nổi cục cho mẹ cực hiệu quả

chua-tac-tia-sua-noi-cuc

Theo thống kê, hơn 80% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng tắc tia sữa ít nhất một lần. Nỗi ám ảnh này càng trở nên tồi tệ hơn khi tắc tia sữa xuất hiện dưới dạng những cục cứng, khiến việc cho con bú trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến nguồn sữa quý giá. Hiểu được nỗi trăn trở của các bà mẹ, Kamidi đã tổng hợp và chia sẻ những phương pháp hiệu quả để “xóa sổ” tắc tia sữa nổi cục, giúp mẹ lấy lại sự thoải mái và niềm vui trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Tắc tia sữa nổi cục là gì?

Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực, tạo thành những cục cứng, gây đau nhức và ảnh hưởng đến việc cho con bú. Đây là một biến thể của tắc tia sữa, thường gặp ở những bà mẹ trong giai đoạn đầu sau sinh hoặc khi cai sữa cho con đột ngột.

Triệu chứng của tắc tia sữa nổi cục:

  • Xuất hiện các cục cứng trên ngực: Những cục cứng này có thể có kích thước từ hạt đậu đến quả nho, thường xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên ngực.
  • Đau nhức: Cơn đau do tắc tia sữa nổi cục có thể từ nhẹ đến dữ dội, thường tệ hơn khi cho con bú hoặc chạm vào khu vực bị tắc.
  • Sốt: Trong một số trường hợp, tắc tia sữa nổi cục có thể kèm theo sốt nhẹ.
  • Đỏ và sưng: Vùng da xung quanh khu vực bị tắc có thể trở nên đỏ và sưng.
chua-tac-tia-sua-noi-cuc-1
Tắc tia sữa nổi cục nặng hơn tình trạng tắc tia sữa thông thường

Nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục

Hiểu rõ nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục sẽ giúp các mẹ phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tắc tia sữa nổi cục:

  • Sữa mẹ không được lấy ra thường xuyên: Khi bé bú ít hơn nhu cầu sản xuất sữa của mẹ, sữa mẹ sẽ không được lấy ra thường xuyên, dẫn đến ứ đọng trong các ống dẫn sữa và hình thành tắc tia sữa. Bé bú sai khớp ngậm có thể khiến bé không bú hết sữa, dẫn đến ứ đọng sữa trong các ống dẫn sữa và gây tắc tia sữa. Ngoài ra, việc vắt sữa không đều đặn, ví dụ như vắt sữa quá ít hoặc quá nhiều, cũng có thể dẫn đến tắc tia sữa.
  • Áp lực lên ngực: Có nhiều hành động của mẹ vô tình gây áp lực lên ngực. Trước tiên phải kể đến mặc áo ngực quá chật có thể tạo áp lực lên ngực, khiến các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn và sữa mẹ không thể lưu thông bình thường. Mẹ nằm sấp khi ngủ có thể khiến ngực bị ép, dẫn đến tắc tia sữa.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Sau khi sinh, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ thay đổi, có thể ảnh hưởng đến lưu thông sữa và dẫn đến tắc tia sữa.
cach-chua-tac-tia-sua-noi-cuc-3
Nguyên nhân chính gây tắc tia sữa nổi cục

Ảnh hưởng của tắc tia sữa đến mẹ và bé

Tắc tia sữa nổi cục có thể tự khỏi nếu mẹ cho bé bú và hút sữa thường xuyên nên không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài lâu này có thể sẽ khiến mẹ gặp phải một số vấn đề như:

  • Cơn đau do tắc tia sữa có thể từ nhẹ đến dữ dội, thường tệ hơn khi cho con bú hoặc chạm vào khu vực bị tắc. Ngực căng phồng, đau nhức, nóng rát.
  • Khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, căng thẳng và lo âu.
  • Ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ, khiến bé bú không đủ no và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm vú, một tình trạng nhiễm trùng ở ngực có thể gây sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi và đau nhức dữ dội.
  • Nguy cơ dẫn tới áp xe vú nếu tình trạng tắc kéo dài.
  • Đau ngực lan sang vùng cánh tay.

Một số cách chưa tắc tia sữa nổi cục

Đắp khăn ấm, chườm nước ấm

Chườm nóng là cách để giúp cho các cục sữa bị tắc dễ tan hơn, ống dẫn sữa nhờ vậy được lưu thông. Cách chữa tắc tia sữa nổi cục này đem lại hiệu quả khá tốt và được nhiều mẹ áp dụng. Các mẹ hãy dùng khăn xô thấm nước ấm rồi đắp lên ngực hoặc cho nước ấm vào một chai thủy tinh rồi lăn nhẹ nhàng qua lạ xung quanh bầu ngực.

Lưu ý mẹ chỉ nên dùng nước ấm ở khoảng 70 độ C, không dùng nước quá nóng thì có thể gây bỏng. Mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày chườm 4 – 5 lần tình trạng tắc tia sữa nổi cục sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Tham khảo thêm: Massage, chườm nóng có giúp hết tắc sữa hoàn toàn không?

Massage bầu ngực

Massage ngực cũng là cách chữa tắc tia sữa nổi cục hiệu quả. Những động tác xoa bóp nhẹ nhàng sẽ làm cho các cụ sữa mềm dần rồi chảy ra ngoài. Việc massage nên được thực hiện thường xuyên, khoảng 2 – 3 tiếng một lần để thúc đẩy các cục cứng tan nhanh hơn.

Cho bé bú đúng cách

Cho bé bú đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa và điều trị tắc tia sữa nổi cục. Mẹ cẩn cho bé đúng khớp ngậm, đảm bảo bé ngậm ti mẹ cả núm vú và quầng vú. Nên cho bé bú thường xuyên, bú càng nhiều càng giúp tình trạng tắc tia sữa nổi cục nhanh khỏi. Mẹ nên ưu tiên bên ngực đang bị tắc để giúp cải thiện sớm tình trạng này.

Dùng máy hút sữa để hút sữa thừa

Bé bú không hết sữa chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tắc tia sữa nổi cục. Chính vì thế, sau khi bé bú mẹ nên dùng máy hút sữa để hút cạn lượng sữa còn lại trong bầu ngực để tránh tình trạng dư thừa sữa.

Máy hút sữa Kamidi Maxmáy hút sữa rảnh tay không dây hoa sen Kamidi Smart là những sự lựa chọn lý tưởng được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Cả hai máy đều được đánh giá cao về độ êm ái khi hút và lực hút đủ mạnh để hút cạn sữa ở cả 2 bầu ngực. Mỗi máy đều được trang bị những chức năng giúp hút kiệt sữa. Phễu làm bằng silicone mang đến cảm giác thoải mái, êm ái cho mẹ trong cả quá trình hút sữa.

chua-tac-tia-sua-noi-cuc-3
Máy hút sữa sẽ giúp mẹ giảm sự đau nhắc cho căng tắc tia sữa

Kết luận

Trên đây là những cách chữa tắc tia sữa nổi cục đơn giản, hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện tại nhà. Ngoài các phương pháp này, việc thay đổi thói quen thường ngày cũng góp phần giúp tình trạng tắc tia sữa nổi cục cải thiện nhanh chóng. Các mẹ nên lựa chọn những chiếc áo phông thoải mái, rộng rãi để tránh gây áp lực lên ngực, bổ sung đầy đủ các nhóm chất, uống nhiều nước và tắm bằng nước ấm.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn ba mẹ nhé!

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi.vn

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)