Cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả tức thì

cach-giam-phu-chan-khi-mang-thai

Theo thống kê, 80% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng phù chân, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu các cách giảm phù chân khi mang thai trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai còn được gọi là xuống máu chân khi mang thai. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Có nhiều mẹ bị phù chân sớm, nhưng thường gặp nhất là sau 20 tuần thai và nặng hơn vào những tuần cuối thai kỳ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà các mẹ nên biết để áp dụng cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả:

  • Thay đổi nội tiết tố: Hormone progesterone tăng cao trong quá trình mang thai khiến thành mạch máu trở nên mềm hơn, dễ giãn nở. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển máu về tim, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở chân.
  • Tử cung lớn dần: Khi thai nhi lớn lên, tử cung cũng tăng kích thước và chèn ép vào các tĩnh mạch lớn. Áp lực này khiến máu khó lưu thông từ chân về tim, gây phù nề.
  • Tăng thể tích máu: Cơ thể mẹ bầu sản xuất nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Lượng máu tăng lên này có thể gây quá tải cho hệ tuần hoàn, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở các mô.
  • Chế độ ăn uống: Tiêu thụ quá nhiều muối (natri) sẽ làm tăng khả năng giữ nước trong cơ thể, từ đó gây phù nề.
  • Ít vận động: Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ sẽ làm giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ phù chân.
  • Yếu tố khác: Nhiệt độ cao, thừa cân, mặc quần áo quá chật cũng có thể góp phần làm tăng tình trạng phù chân.

cach-giam-phu-chan-khi-mang-thai-1

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, phù chân khi mang thai là tình trạng lành tính và sẽ tự hết sau khi sinh. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang dần thích nghi với sự phát triển của em bé trong bụng. Nếu mẹ bầu nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh khỏi và không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ hai mẹ con.

Tuy nhiên, nếu kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, nhìn mờ, đau bụng, đau thượng vị, nôn mửa, chóng mặt, khó thở, tiểu ít hoặc không tiểu được, mẹ cần đi khám ngay để loại trừ các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật.

Cách làm giảm phù chân khi mang thai đơn giản hiệu quả

Uống nhiều nước

Có thể nghe có vẻ ngược đời, nhưng uống đủ nước lại giúp giảm phù chân. Khi cơ thể đủ nước, thận sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đào thải các chất thừa, giảm tình trạng giữ nước. Hơn nữa, khi cơ thể thiếu nước, não sẽ gửi tín hiệu cần tích nước nhiều hơn và từ đó tình trạng sưng phù nền càng nghiêm trọng hơn.

Các mẹ nên uống ít nhất 8 cốc nước chia đều vào các thời điểm trong ngày. Ngoài nước tinh khiết, mẹ cũng có thể uống nước trái cây hoặc trà thảo mộc tốt cho sức khoẻ.

Giảm lượng muối ăn hàng ngày

Muối (natri) giữ nước trong cơ thể, vì vậy giảm lượng muối sẽ giúp mẹ giảm phù nề khi mabg thai. Hơn nữa, bữa ăn chứa quá nhiều muối cũng khiến thận phải làm việc vất vả hơn, điều này về lâu dài có thể dẫn tới nhiều bệnh lý cùng vấn đề sức khoẻ khác.

Vì thế, mẹ bầu hãy lưu ý kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn thai kỳ, đặc biệt tránh xa thực phẩm đóng hộp, đồ muối chua vì chúng chứa nhiều natri.

Bổ sung kali

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những mẹ bầu bị sưng phù chân nghiêm trọng thường có hiện tượng thừa natri và thiếu kali. Vì thế, đi đôi với việc giảm natri mẹ bầu cần tăng cường bổ sung kali. Kali sẽ giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, hỗ trợ quá trình bài tiết nước. Các loại trái cây như chuối, bơ, khoai tây, khoai lang, sữa chua, cá hồi, cải bó xôi,…  là nguồn cung cấp kali dồi dào.

cach-giam-phu-chan-khi-mang-thai-2
Mẹ bầu giảm lượng muối nạp vào cơ thể song song tăng kali là cách giảm phù nề chân hiệu quả

Hạn chế tiêu thụ caffeine

Caffeine có tác dụng lợi tiểu, đẩy nhanh quá trình bài tiết nước tiểu. Điều này khiến cơ thể mẹ có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng nên không thể tránh khỏi hiện tượng phù nề chân xảy ra. Để hạn chế tác động của caffeine, mẹ hãy tránh xa cà phê, thay thế bằng sữa tươi hoặc trà thảo mộc.

cach-giam-phu-chan-khi-mang-thai-3

Nằm nghiềng và kê cao chân khi ngủ

Kích thước thai càng lớn sẽ càng gây khó khăn cho mẹ khi lựa chọn tư thế ngủ. Theo các chuyên gia sản khoa, tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang trái. Tư thế này giúp cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giảm phù nề.

Ngoài ra, khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, mẹ nên dùng gối kê chân cao hơn tim so với mặt đất. Điều này cũng giúp phòng ngừa tình trạng phù nề trong những tháng cuối thai kỳ hiệu quả.

Massage chân thường xuyên

Massage giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cơ bắp, làm dịu các triệu chứng phù nề. Mẹ có thể thực hiện các động tác massage cho đôi bàn chân như xoay bàn chân bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn, sau đó gập bàn chân lại. Tiếp theo mẹ xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Làm tương tự với bàn chân còn lại. Nên massage đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.

Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ vốn dĩ là hoạt động mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu trong hầu hết trường hợp. Mỗi ngày, mẹ nên dành thời gian đi bộ khoảng 10 – 15 phút để cải thiện sức khoẻ, hỗ trợ lưu thông máu và giảm sưng phù nề chân hiệu quả.

Ở nơi làm việc, mẹ cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Thay vào đó, hãy thường xuyên đi lại nhẹ nhàng để thúc đẩy máu lưu thông đều ở hai chân.

cach-giam-phu-chan-khi-mang-thai-4

Lựa chọn quần áo, giày dép rộng rãi thoải mái

Việc mặc quần áo quá chật, ôm bó sát đặc biệt là ở khu vực cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân có thể làm cho tình trạng phù nề chân nặng hơn. Bởi điều này làm cho máu không được lưu thông dễ dàng. Vì thế, cách đơn giản để làm giảm tình trạng này là lựa hcọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ có chun, ôm bó. Bên cạnh đó, mẹ hãy đi những đôi giày đế bằng, giày búp bê đơn giản, tuyệt đối không đi giày cao gót.

Tham khảo thêm: Tư thế ngồi nên tránh khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Kết luận

Phù chân khi mang thai tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Bằng việc áp dụng những phương pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ, mẹ bầu không chỉ giảm thiểu tình trạng phù chân mà còn góp phần mang đến một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc. Hãy nhớ rằng, chăm sóc bản thân chính là cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và bé.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)