Cách khắc phục tình trạng sữa mẹ chảy quá nhiều

sua-me-chay-qua-nhieu

Một vài tuần đầu tiên sau khi cho con bú là những tuần khiến nhiều mẹ vô cùng khó chịu bởi sữa mẹ có thể rỉ ra bất cứ lúc nào. Sữa chảy nhiều mà bé cũng không bú hết khiến mẹ bối rối không biết làm thế nào. Nếu các mẹ chưa biết cách khắc phục tình trạng sữa mẹ chảy quá nhiều thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân sữa mẹ chảy quá nhiều

Sữa mẹ chảy quá nhiều là tình trạng phổ biến ở nhiều phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

Hoạt động của hormone

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là hormone prolactin và oxytocin. Hormone prolactin kích thích sản xuất sữa, trong khi hormone oxytocin giúp đẩy sữa xuống núm vú. Trong những tuần đầu sau sinh, lượng hormone prolactin cao, dẫn đến sản xuất sữa nhiều hơn nhu cầu của bé.

Quy luật cung – cầu

Khi bé bú ít hoặc bú không hiệu quả, lượng sữa trong bầu ngực không được loại bỏ hoàn toàn, dẫn đến tình trạng sữa ứ đọng và sản xuất nhiều sữa hơn. Một số bé bú nhiều hoặc bú theo nhu cầu có thể kích thích cơ thể mẹ sản xuất nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu của bé.

sua-me-chay-qua-nhieu-1

Làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy?

Sữa mẹ chảy quá nhiều có thể gây ra nhiều bất tiện cho các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, có một số cách để khắc phục tình trạng này, giúp các bà mẹ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Cho bé bú thường xuyên

Mẹ hãy cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ khi nào bé muốn. Việc bú sữa thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa phù hợp với nhu cầu của bé, đồng thời giúp loại bỏ sữa ứ đọng trong bầu ngực.

sua-me-chay-qua-nhieu-2
Đây là phương pháp tự nhiên hữu hiệu nhất để lượng sữa mẹ tiết ra vừa phải với lượng ăn của bé

Sử dụng miếng lót thấm sữa

Trong những tuần đầu tiên sau sinh, mẹ cần thay miếng lót thấm sữa rất thường xuyên. Cũng giống như thay tã cho bé, những miếng lót này cần được thay mỗi khi chúng bị ướt. Miếng lót thấm sữa sẽ giúp thấm hút lượng sữa mẹ chảy ra, giữ cho áo quần của mẹ luôn khô ráo. Mẹ nên chọn loại miếng lót thấm sữa có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và thoáng khí.

Hút bớt sữa

Nếu sữa chảy quá nhiều, mẹ có thể vắt bớt sữa ra bằng tay hoặc máy hút sữa. Sử dụng máy hút sữa được đánh giá là hiệu quả hơn và được các chuyên gia khuyên dùng. Máy hút sữa với lực hút mạnh vừa đủ sẽ giúp mẹ hút được lượng sữa thừa hiệu quả.

Cách sử dụng máy hút sữa để hút sữa thừa:

  • Rửa tay sạch sẽ: Trước khi hút sữa, mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm.
  • Vệ sinh dụng cụ hút sữa: Vệ sinh dụng cụ hút sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Bật máy hút sữa: Bật máy hút sữa và điều chỉnh lực hút phù hợp với cảm giác của mẹ.
  • Hút sữa: Hút sữa cho đến khi bầu ngực mềm mại và sữa không còn chảy ra nữa.
  • Bảo quản sữa: Sữa hút thừa có thể được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông tùy theo thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên hút bớt sữa khi cần thiết, không nên hút quá nhiều vì có thể khiến cơ thể sản xuất thêm sữa. Mẹ cũng lưu ý không nên hút cạn sữa hai bên ngực mà chỉ hút vừa phải để ngăn chảy sữa. Bởi nếu hút cạn sữa không những không kiểm soát được tình trạng chảy sữa mà thay vào đó hút sữa kiệt nhiều lần thì bầu ngực mẹ càng sản xuất nhiều sữa hơn. Tình trạng rò rỉ sữa càng nặng hơn.

Nếu mẹ chưa biết nên lựa chọn máy hút sữa nào thì Kamidi Max chính là sự lựa chọn tuyệt vời mẹ nên cân nhắc. Với 3 chế độ massage, hút sữa, vắt kiệt cùng 9 cấp độ hoạt động, máy hút sữa Kamidi Max sẽ giúp mẹ hút sữa hiệu quả, tiện lợi, đảm bảo vệ sinh. Phễu của máy được làm bằng silicone y tế cao cấp nên rất mềm mại, êm ái trong quá trình hút. Với cường độ hút mạnh mẽ, tăng đều đặn, máy giúp mẹ hút sữa hiệu quả và rút ngắn thời gian hút. Hơn nữa, đây là máy điện đôi cho phép mẹ hút sữa đồng thời cả hai bên ngực nên giúp mẹ tiết kiệm thời gian khá nhiều.

sua-me-chay-qua-nhieu-3
Sử dụng máy hút sữa để hút sữa thừa sẽ giúp mẹ giảm căng tắc tia sữa

Tham khảo thêm: Tại sao càng hút sữa càng ít? Cách khắc phục tình trạng hút sữa ít

Tình trạng sữa mẹ chảy nhiều có ảnh hưởng đến bé không?

Sữa mẹ chảy quá nhiều không phải là vấn đề nghiêm trọng và thường sẽ tự điều chỉnh sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này khiến mẹ cảm thấy khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sữa mẹ để được hỗ trợ.

Hơn hết, nếu sữa mẹ chảy quá nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng tới bé:

  • Bé bú khó khăn: Khi sữa mẹ chảy quá nhiều và quá nhanh trong khi cho bé bú, bé có thể không bú kịp, dẫn đến tình trạng sặc sữa, nôn trớ, thậm chí là khó thở. Bé có thể quấy khóc và bỏ bú vì cảm thấy quá no hoặc bị sặc sữa.
  • Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa: Bé bú quá nhiều sữa trong thời gian ngắn có thể làm đầy dạ dày của bé quá nhanh, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
  • Bé không nhận được đủ dưỡng chất từ sữa mẹ: Sữa mẹ trong mỗi cữ sẽ được chia ra sữa đầu và sữa cuối. Bé cần được bú đủ cả hai loại sữa này mới đảm bảo nhận được đầy đủ dưỡng chất. Khi sữa mẹ chảy quá nhiền, bé bú rất nhanh no và chỉ bú được sữa đầu của mẹ mà không bú được sữa cuối. Từ đó dẫn đến việc bé không nhận được đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, lâu ngày khiến bé còi cọc, chậm tăng cân.

Kết luận

Như vậy việc sữa mẹ chảy quá nhiều không những khiến mẹ căng tức, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bé. Chính vì thế mẹ cần thực hiện các biện pháp để giúp sữa không bị chảy nhiều nữa. Hy vọng những thông tin trên có ích cho các mẹ. Sau khi tìm hiểu, mẹ hãy áp dụng ngau để giúp bé nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

 

0/5 (0 Reviews)