Ba mẹ nghĩ rằng làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm rất phức tạp? Hoàn toàn không! Với một vài nguyên liệu đơn giản và vài bước thực hiện dễ dàng, ba mẹ hoàn toàn có thể tự tay làm món ăn này tại nhà. Cùng Kamidi khám phá cách làm ruốc cá hồi cho bé đơn giản, nhanh gọn mà lại vô cùng hiệu quả nhé!
Lợi ích của cá hồi đối với bé
Cá hồi là một nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho sự phát triển của bé. Ba mẹ hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời mà loại cá này mang lại nhé!
- Phát triển não bộ, giúp bé thông minh: Cá hồi chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao, đặc biệt là DHA, chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. DHA giúp tăng cường khả năng học hỏi, ghi nhớ, cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh ở trẻ nhỏ.
- Hỗ trợ xương chắc khỏe, cơ thể dẻo dai: Protein trong cá hồi là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng để xây dựng và sửa chữa các tế bào, giúp xương của bé chắc khỏe và phát triển chiều cao. Ngoài ra, vitamin D có trong cá hồi còn hỗ trợ quá trình hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe hơn.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch: Axit béo omega-3 trong cá hồi có tác dụng giảm viêm, giảm cholesterol xấu và tăng cường chức năng tim mạch. Bên cạnh đó, cá hồi còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng.
- Cải thiện thị lực: DHA trong cá hồi không chỉ tốt cho não bộ mà còn rất quan trọng cho sự phát triển của võng mạc, giúp cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại.
- Tốt cho da và tóc: Các axit béo omega-3 trong cá hồi giúp duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da và vảy nến. Đồng thời, chúng còn giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt và giảm tình trạng rụng tóc.
Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm thơm ngon, giàu dinh dưỡng
Ruốc cá hồi truyền thống
Nguyên liệu:
- 200 gr cá hồi
- 200 ml sữa tươi không đường
- 1/2 củ gừng tươi
Cách làm:
- Cho cá hồi đã làm sạch vào tô cùng với sữa tươi không đường. Ngâm cá hồi trong sữa khoảng 30 phút rồi vớt ra và để ráo.
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn. Cho gừng vào chén cùng với 50ml nước nóng, ngâm khoảng 5 phút rồi dùng rây lọc lấy nước cốt gừng.
- Cho cá hồi ra đĩa rồi rưới phàn nước gừng đều lên từng miếng cá.
- Cho cá vào xửng hấp chín.
- Sau khi hấp xong thì lấy cá ra, để nguội rồi xé nhỏ.
- Cho cá đã xé vào chảo rang trên lửa nhỏ. Trong khi rang, mẹ cần đảo liên tục để cá vàng đều và không bị cháy.
- Cuối cùng, dùng máy xay để xay nhỏ cá hồi.
Ruốc cá hồi rong biển
Nguyên liệu:
- 300 gr cá hồi
- 1/2 củ gừng
- 10 gr hành lá
- 5 gr rong biển
- 5 gr mè trắng
- 2 muỗng canh dầu oliu
- 1 muỗng cà phê muối
- 2 muỗng cà phê nước tương
Cách làm:
- Pha 1 lít nước lọc với muối, chó cá hồi đã làm sạch vào tô ngâm khoảng 5 phút. Sau đó vớt cá ra, rửa sạch lại với nước.
- Cho cá hồi, hành lá và gừng cắt sợi vào đĩa rồi mang đi hấp cách thủy.
- Sau khi hấp chín, lấy cá ra và giã nhuyễn.
- Cho mè vào chảo, rang rên lửa nhỏ khoảng 5 phút, khi mè ngả vàng thì cho rong biển vào rang khoảng 2 phút.
- Xay nhuyễn mè và rong biển.
- Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu oliu vào, cho tiếp cá hồi đã giã vào rồi đảo đều trong khoảng 2 phút với lửa vừa.
- Cho tiếp hỗn hợp rong biển và nước tương vào chảo rồi đảo đều thêm khoảng 1 phút là hoàn thành.
Mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm với cá hồi?
Việc cho bé làm quen với cá hồi trong giai đoạn ăn dặm là một quyết định rất đúng đắn. Để đảm bảo bé yêu nhận được những lợi ích tối đa từ loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Thời điểm bắt đầu: 6-7 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu làm quen với cá hồi. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn với lượng nhỏ và quan sát phản ứng của bé.
- Chọn cá hồi tươi ngon: Lựa chọn cá hồi tươi sống hoặc đông lạnh, có màu hồng cam tươi sáng, thịt chắc và không có mùi tanh.
- Chế biến an toàn: Hấp là cách chế biến tốt nhất để giữ lại tối đa dưỡng chất của cá hồi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên hạn chế sử dụng muối, đường và các gia vị khác khi chế biến cá hồi cho bé. Ban đầu, mẹ nên xay nhuyễn cá hồi để bé dễ nuốt. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể băm nhỏ hoặc xé nhỏ cá.
- Dị ứng: Một số bé có thể bị dị ứng với cá hồi. Nếu bé xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, sưng môi, khó thở sau khi ăn cá hồi, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Tham khảo thêm: Bé mấy tháng ăn được cá hồi? Lợi ích và lưu ý khi cho bé ăn cá hồi
Kết luận
Với những bước đơn giản trên, ba mẹ đã có ngay món ruốc cá hồi thơm ngon, bổ dưỡng để bé yêu thưởng thức. Việc bổ sung ruốc cá hồi vào thực đơn ăn dặm của bé không chỉ giúp bé phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch mà còn kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Hãy thường xuyên làm món ăn này cho bé để bé luôn khỏe mạnh và thông minh nhé!
Theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam
Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974