Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy hút mũi và xông họng cho bé

may-hut-mui-va-xong-hong
Rate this post

Trong những bài viết trước, Kamidi đã cung cấp những thông tin về máy hút mũi và xông họng cùng nguyên lý hoạt động của loại máy này. Máy xông khí dung chỉ đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất khi được sử dụng đúng cách. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng máy xông mũi họng cho bé, ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Hướng dẫn sử dụng máy hút mũi và xông họng cho bé

Sử dụng máy hút mũi và xông họng đúng cách là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn cho bé và giúp bé mau chóng khỏi bệnh. Cách sử dụng cho trẻ em có một vài điểm khác biệt so với người lớn. Các bước thực hiện cụ thể được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

– Ba mẹ cần rửa rửa sạch tay và vệ sinh máy trước khi tiến hành xông cho bé.

– Chuẩn bị tất cả những dụng cụ cần thiết để xông: mặt nạ, thuốc, ống bóp, cốc đựng thuốc, ống xông,…

– Chuẩn bị thuốc: Đối với những thuốc pha sẵn, ba mẹ chỉ cần mở lọ thuốc để lát cho hết phần thuốc vào cốc đựng thuốc. Đối với thuốc cần pha, ba mẹ dùng ống nhỏ giọt để thêm vào cốc một lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thuốc cần pha loãng với nước muối xinh lý, ba mẹ cần chuẩn bị một ống nhỏ giọt sạch khác để thêm nước muối vào cốc thuốc.

– Đặt máy hút mũi và xông họng trên bề mặt phẳng, tránh để nghiêng máy. Sau đó nối máy với nguồn điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Gắn ống dẫn nối cốc đựng thuốc với thân máy xông mũi. Sau đó thêm thuốc đã chuẩn bị vào cốc. Lưu ý giữ cốc được thẳng đứng.

– Gắn mặt nạ hoặc ống ngậm vào vòi phun phía trên cốc thuốc. Bật thử máy để đảm bảo máy hoạt động tốt.

– Gắn mặt nạ lên mũi và miệng bé sao cho cả hai vừa khít với khuôn mặt bé. Nếu là ống ngậm thì đặt ống giữa răng và phần dưới lưỡi của bé sao cho miệng bé vẫn ngậm được thật thoải mái.

may-hut-mui-va-xong-hong-1
Hướng dẫn sử dụng máy xông mũi và hút mũi

Bước 2: Tiến hành xông

– Sau khi khởi động máy, ba mẹ thử xem có nhìn thấy màn sương toả ra từ máy hay không. Nếu không thấy thì hãy kiểm tra lại các kết nối của vòi dẫn, nó có thể bị chặn hoặc các khớp ba mẹ nối chưa khớp với nhau.

– Để bé hít thở bình thường trong khoảng 5 – 10 phút trước khi tiến hành xông. Ba mẹ hãy giúp bé giữ bình tĩnh và hít thở đúng cách để giúp bé nhận đủ lượng thuốc cần thiết cho quá trình điều trị. Trong quá trình xông, ba mẹ cần kiểm tra cốc đựng thuốc thường xuyên bằng cách gõ nhẹ lên thành cốc để chắc chắn rằng không còn thuốc đọng lại trên thành.

– Tuỳ vào loại máy thuốc cùng loại máy hút mũi và xông họng mà thời gian xông sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một lần xông thường không quá 30 phút.

Bước 3: Kết thúc xông

– Khi ba mẹ thấy sương không còn phun ra hoặc máy hút mũi và xông họng phát ra tiếng thổi phù phù thì tắt mắt, tháo ống ngậm hoặc mặt nạ ra cho bé. Tắt máy và ngắt nguồn điện.

– Lau mặt cho bé bằng khăn ấm và ẩm. Nếu dùng corticoid để xông cho bé thì cần cho bé súc miệng lại.

– Tháo bộ phận lọc, ống dẫn, mặt nạ,… và vệ sinh cẩn thận.

Tham khảo thêm: Máy xông hút mũi họng, máy hút mũi và máy hút dịch có gì khác biệt?

2. Vệ sinh và bảo quản máy

Máy hút mũi và xông họng tạo môi trường ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, máy có thể bị tắc nghẽn, giảm hiệu quả xông và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, ba mẹ cần vệ sinh cho máy sạch sẽ từng bộ phận.

Vệ sinh sau mỗi lần sử dụng

– Rửa sạch bình chứa thuốc bằng nước ấm và xà phòng.

– Dùng khăn mềm ẩm để lau sạch các bộ phận khác của máy, bao gồm mặt nạ thở, ống dẫn khí, và bộ tạo áp suất.

– Để các bộ phận khô tự nhiên.

Vệ sinh định kỳ: 

– Ít nhất một lần mỗi tuần, cần vệ sinh máy xông khí dung bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng.

– Đối với mặt nạ và bầu phun, ba mẹ nên 2 lần 1 tuần ngâm trong dung dịch dấm trắng và nước trong 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm rồi dùng khăn lâu khô.

– Đối với dây nối thì ba mẹ có thể bật máy nén lên để thổi hết nước ra khỏi dây.

may-hut-mui-va-xong-hong-2
Vệ sinh máy xông mũi và hút mũi thường xuyên

Thay thế các bộ phận cần thiết:

– Bầu phun nên được thay mới sau mỗi 6 – 12 tháng.

– Miếng lọc khí ở phía sau máy hút mũi và xông họng thường xuyên (khoảng 6 tháng) để tránh bụi bẩn bám vào và gây nhiễm khuẩn đường hô hấp của bé. Ngoài ra, ba mẹ cần đảm bảo bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có bụi bẩn.

may-hut-mui-va-xong-hong-3
Các phụ kiện máy xông mũi và hút mũi cần được thay thế

Tham khảo thêm: Phụ kiện máy khí dung hút mũi gồm những gì?

Trên đây là những lưu ý về cách sử dụng và vệ sinh máy hút mũi và xông họng cho ba mẹ. Tuân thủ các hướng dẫn sử dụng cũng như vệ sinh máy xông khí dung sẽ giúp đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và an toàn, đồng thời giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé.

Ba mẹ cũng đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Kamidi để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe con yêu nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *