Với các mẹ chuẩn bị đi làm thì việc tập cho con bú bình là vô cùng cần thiết. Thế nhưng đây cũng là điều khiến cho các mẹ trăn trở rất nhiều. Mẹ nên tham khảo ngay cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm lúc 4 tháng tuổi, 5 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 1 tuổi trong bài viết sau đây.
1. Nguyên tắc tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm
Rất nhiều mẹ rơi vào trường hợp sát ngày đi làm mới cho con tập bú bình, nguyên nhân thì thường là phần vì thương con không quen bú bình, phần vì bé không chịu hợp tác. Và hệ quả là bé ngày càng phản ứng gay gắt khi được đưa cho bình sữa. Điều này khiến cho mẹ trở nên lúng túng vì không biết phải làm sao cho con chịu bú bình.
Nếu như mẹ đang tìm kiếm cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm hiệu quả thì cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:
- Tập cho con bú bình sớm: Việc tập cho trẻ làm quen với bú bình sớm sẽ giúp cho mẹ sớm hiểu rõ phản ứng của con và tìm ra các biện pháp phù hợp. Càng lớn, trẻ sẽ càng có các phản ứng mạnh mẽ hơn với thế giới bên ngoài, nên lúc này việc bắt bé thay đổi thói quen bú mẹ để chuyển sang bú bình là rất khó.
- Chấp nhận để cho con đói: Hầu hết các mẹ và gia đình đều rất sợ trẻ đói mà quên mất rằng khi đói thì trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận thức ăn hơn.
- Chấp nhận bé sẽ quấy khóc, ngủ linh tinh: Phản ứng đầu tiên của các bé tập bú bình thường là đẩy ra. Khi trẻ không chịu ăn thì thường kéo theo hiện tượng quấy khóc, ngủ linh tinh. Lúc này, nếu mẹ không kiên quyết sẽ cho bé ti ngay và việc tập cho bé bú bình cũng thất bại.
- Hiểu rõ về cữ ăn của con: Mẹ không nên tập cho con bú bình khi mà chưa hiểu rõ về cữ ăn của con cũng như có các hiểu biết cơ bản về cữ ăn. Khi bé chưa đói, bé sẽ không ăn và đó cũng là một trong các lý do bé từ chối bú bình.
- Lựa chọn bình sữa phù hợp: Các em bé thường rất nhạy cảm với các đầu ti lạ, vì vậy việc lựa chọn bình sữa là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần “Cách lựa chọn bình sữa” bên dưới.
2. Cách lựa chọn bình sữa cho bé từ 4 tháng tuổi đến 1 tuổi
Để tập cho bé bú bình thành công thì việc lựa chọn bình sữa gần như quyết định đến 70% thành bại. Vì các loại bình sữa ngày nay rất đa dạng nên các mẹ thường tốn nhiều thời gian và công sức để tìm ra loại bình sữa phù hợp cho con. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều:
Yêu cầu với bình sữa:
– Chất liệu an toàn cho sức khỏe của trẻ
– Có đầu ti mềm mại, mô phỏng gần giống với ti mẹ
– Có van khí chống sặc cho trẻ
– Trẻ có thể uống sữa với nhiều tư thế nằm, ngồi, đứng mà không lo bị tràn sữa hay sặc
– Đầu ti phù hợp với từng độ tuổi:
+ Trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi: nên dùng đầu ti size nhỏ nhất, có 1 tia để các bé không bị sợ bởi tia sữa quá mạnh. Loại này thường có kí hiệu là SS, S, 0+ hoặc 0-3, 0-4 tháng tuổi in trên bao bì. Loại núm này tương đương với tốc độ chảy sữa là 50ml/10 phút và 100ml/10 phút.
+ Trẻ 3 – 4 tháng tuổi: có thể dùng đầu ti lớn hơn 1 cỡ, có thể là 1 đến 2 tia và có kí hiệu là M, 1 hoặc 0-4 tùy nhà sản xuất. Loại núm này tương đương với tốc độ chảy sữa 150ml/10 phút.
+ Trẻ 5 – 7 tháng tuổi: bé có thể sử dụng loại đầu ti size lớn hơn và nhiều tia hơn do đã có thể kiểm soát được lực hút cùng lượng sữa. Số tia là 3 tia, với các size M, Y, 5 – 7 tháng in trên bao bì.
+ Trẻ 8 tháng tuổi trở lên: vào độ tuổi này, trẻ có sức ăn lớn hơn cùng tốc độ nhanh hơn. Vì vậy nên lựa chọn các núm ti size Y, L hoặc size L, LL hoặc trên 8 tháng in trên bào bì tùy từng loại và quy chuẩn của nhà sản xuất.
Với các yêu cầu trên thì có một đề xuất tốt cho mẹ đó là bình sữa Kamidi. Thiết kế của loại bình này với tay cầm rất thích hợp cho bé tự cầm nắm và điều chỉnh việc uống sữa của mình. Đồng thời thiết kế ống hút silicon gắn bi trọng lực xoay 360 độ giúp bé có thể uống sữa trong nhiều tư thế. Các bé độ tuổi này thường khá hiếu động nên thiết kế này giúp các bé đỡ bị sặc hơn.
3. Cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm hiệu quả
Cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm có thể áp dụng với các bé từ 4 tháng tuổi đén 1 tuổi. Tùy từng giai đoạn mà sẽ có những lưu ý khác nhau. Tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 3 lần:
– Lần thứ nhất: cho con thử ti, nếu con không ti và đẩy ra không bú thì mẹ nên dừng lại.
– Lần thứ hai: đợi thêm 5 phút rồi cho con tập ti lại, nếu vẫn tiếp tục đẩy ra thì ngừng
– Lần thứ ba: mẹ đợi 10 phút rồi cho ti lại
Nếu sau lần thứ ba mà bé vẫn từ chối thì mẹ nên dừng tập cho bé bú và đợi đến cữ sau. Cữ sữa sau thì mẹ nên thay một bình sữa mới và lặp lại các bước như trên.
Lưu ý: Với các bé có phản ứng sợ bình thì mẹ chỉ nên thử mời 2 lần rồi dừng lại. Các bé thuộc dạng quá nhạy cảm, phản ứng gắt với bình thì chỉ nên mời 1 lần và thử lại vào ngày hộm sau.
3.1. Cách tập bú bình cho bé 4 tháng tuổi
– Cữ sữa: ban ngày là 4 giờ. Ban đêm thì có thể cho bé ăn 5h/lần. Với các bé trên 6kg thì có thể tích lũy đủ năng lượng để ngủ xuyên đêm.
– Cho bé tập làm quen với bình bằng cách cầm nắm, chơi đùa với bình
– Đánh lạc hướng sự chú ý của bé để bé quên đi việc mình đang bú sữa.
– Tập cho bé bú bình khi đang đói: khi bé đói, bé sẽ dễ tiếp nhận hơn đối với thức ăn.
3.2. Cách tập bú bình cho bé 5 tháng tuổi
– Cữ sữa: ban ngày là 4 giờ. Buổi tối nên cho trẻ ngủ xuyên đêm
– Cho bé chơi đùa cùng bình sữa chứ không nên ép buộc, tạo cảm giác áp lực khi cho trẻ tập bú.
– Chấp nhận cho trẻ đói: ở tầm 5 tháng, khả năng tích lũy năng lượng của bé đã khá cao nên bé có thể nhịn ăn trong nhiều giờ. Mẹ nên kiên trì đợi cho bé đói và cho bé tập bú lại.
3.3. Cách tập cho bé 6 tháng bú bình
– Cữ sữa: ban ngày là 4 giờ. Buổi tối nên cho trẻ ngủ xuyên đêm
– Mẹ không nên cho bé nhìn thấy ngực mẹ khi tập bú bình bởi giai đoạn này trẻ đã có thể ghi nhớ và nhận ra hình ảnh, mẹ có thể nhờ bố hoặc bà tập cho bé bú trong những ngày đầu.
– Nên chấp nhận tạm thời “bỏ cuộc”: giai đoạn này bé thường sẽ có những phản ứng rất mạnh nếu như bị ép buộc. Vì vậy nếu bé không chịu bú bình, mẹ nên cất bình sữa đi và thử vào một ngày khác. Có thể để giãn vài ngày sau mới cho bé thử lại để quên đi cảm giác sợ bình.
– Mẹ có thể sử dụng núm vú bằng silicon để đeo vào đầu ti và cho bé bú để làm quen dần với cảm giác này. Sau đó mới tập cho trẻ bú bình.
3.4. Cách tập bú bình cho bé 1 tuổi
– Cữ sữa: Vẫn cữ ăn 4h, thỉnh thoảng nếu 4h mẹ thấy bé chưa đói và chưa ăn tốt thì mẹ có thể kéo dài ra tiến dần đến 5h.
– Mẹ nên chọn loại đầu ti phù hợp với nhu cầu và mong muốn của trẻ.
– Với các bé giai đoạn này thì sự nhận biết về mọi thứ đã khá lớn và đã có thể ăn các thức ăn đặc. Nên hãy để cho trẻ ăn theo nhu cầu. Mẹ không nên ép buộc bé bú bình nếu bé không thích mà có thể thay thế bằng các hình thức ăn khác phù hợp.
Trên đây là cách tập cho bé bú bình khi mẹ đi làm lúc 4 tháng tuổi, 5 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 1 tuổi hiệu quả. Mẹ nên kiên trì trong những ngày đầu tập cho con bú bình, đừng vội bỏ cuộc. Mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi để có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức chăm con mẹ nhé.
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam
Danh sách đại lý: https://kamidi.vn/danh-sach-dai-ly-phan-phoi-chinh-hang-cua-kamidi-viet-nam-2023/
Bé nhà e nhiều lúc nhịn sữa nhiều giờ để dc ti mẹ chứ ko chịu bú bình ạ
Nếu có ăn sữa chỉ đút bằng thìa dc tầm ăn 39ml đến 60ml là ko muốn ăn nữa