Kinh nghiệm dân gian: Cách trị ho cho trẻ bằng lá trầu không

cach-tri-ho-cho-tre-bang-la-trau-khong

Từ xa xưa, các bà, các mẹ đã truyền tai nhau nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh cho con cái. Trong đó, lá trầu không được xem là một “thần dược” giúp giảm ho hiệu quả cho trẻ nhỏ. Hãy cùng khám phá cách trị ho cho trẻ bằng lá trầu không được truyền lại từ bao đời nay. 

Tác dụng của lá trầu không trong việc trị ho đờm

Lá trầu không từ lâu đã được xem là một “thần dược” trong y học dân gian, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Với tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm ho tự nhiên, lá trầu không trở thành “vị cứu tinh” của nhiều bà mẹ khi trẻ bị ho có đờm.

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, có tính sát khuẩn, tiêu đờm, tiêm viêm, giải độc.

Trong Y học hiện đại, các nhà khoa học nghiên cứu ra trong lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu, tồn tại trong đó là những hoạt chất có lợi như Cadinen, chavicol, và betel-phenol. Đây là những chất có tác dụng tương tự như chất kháng viêm tự nhiên, mang khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự hình thành của các chủng virus, vi khuẩn một cách mạnh mẽ.  

Công dụng trị ho của lá trầu không như sau: 

  • Kháng khuẩn, chống viêm: Các hoạt chất có trong lá trầu không giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, giảm sưng viêm và kích ứng ở cổ họng.
  • Làm ấm cơ thể: Tính ấm của lá trầu không giúp làm ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng, giúp long đờm và giảm ho.
  • Giảm đau rát họng: Các hợp chất trong lá trầu không có tác dụng làm dịu và giảm đau rát họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Kích thích tiêu hóa: Lá trầu không còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.

cach-tri-ho-cho-tre-bang-la-trau-khong-1

Cách trị ho cho trẻ bằng lá trầu không hiệu quả

Đắp lá trầu không

Đắp lá trầu không mục đích để giữ ấm cho cơ thể bé và tăng cường thải độc. Từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng rát họng, khò khè,… 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, khoảng 3 – 4 lá to, già. Dùng khăn thấm khô lá rồi để ráo.
  • Đắp lá trầu không lên ngực, trán, tay lưng trẻ (tránh vùng tim).
  • Đến khi lá khô héo thì bỏ đi.

Tắm lá trầu không

Tắm lá trầu không giúp làm ấm cơ thể, giảm ho, thông mũi và tạo cảm giác thư giãn cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi lá trầu không, pha loãng nước với nước ấm vừa phải.
  • Tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không đã pha loãng.

cach-tri-ho-cho-tre-bang-la-trau-khong-2

Kết hợp lá trầu không với mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giúp long đờm hiệu quả. Sở dĩ là nhờ các carbohydrate có trong mật ong giúp giảm viêm, giảm sưng, giảm đau rát họng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương ở vùng họng. Các vitamin và chất chống oxy hóa trong mật ong như Catalase, chrysin, pinobanksin, pinocembrin, vitamin C còn giúp giảm ho khan, nâng cao sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh. 

Khi kết hợp với lá trầu không sẽ tăng cường tác dụng giảm ho. Hơn nữa, vị ngọt của mật ong có thể trung hòa được vị cay nồng của lá trầu không. 

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch (khoảng 5 lá). Thái nhỏ rồi cho vào cối giã nát. 
  • Ngâm lá trầu đã giã nát với nước sôi khoảng 15 phút. Vắt kiệt bã lá trầu để lọc lấy nước.
  • Cho 3 thìa mật ong nguyên chất vào nước lá trầu rồi khuấy đều.
  • Cho bé uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày, sau ăn khoảng 30 phút.

Kết hợp lá trầu không với gừng 

Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, giảm ho, long đờm và giảm đau nhức. Tinh chất gừng có Streptococcus mutans, Candida albicans, Enterococcus faecalis, Streptococcus pyogenes có thể ức chế các loại vi khuẩn dễ gây nhiễm trùng miệng, dẫn đến ho đờm. Gừng còn có thể chặn các protein gây viêm và gây đau rát họng, giúp tiêu đờm, hạ sốt, bổ phế. 

Cách thực hiện:

  • Giã nát lá trầu và gừng đã rửa sạch.
  • Ngâm lá trầu và gừng đã giã nát vào 200ml nước sôi trong khoảng 20 phút.
  • Vắt kiệt bã, lọc lấy nước. Cho bé uống 2 lần mỗi ngày, sau ăn 30 phút. 

cach-tri-ho-cho-tre-bang-la-trau-khong-3

Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không để trị ho cho bé

Lá trầu không là một phương pháp dân gian được nhiều bà mẹ tin tưởng để điều trị ho cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không cho bé uống nước lá trầu không quá đặc vì có thể gây nóng trong, táo bón và kích ứng đường tiêu hóa ở trẻ.
  • Bài thuốc trị ho đờm cho trẻ bằng lá trầu không sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi ba mẹ sử dụng lá trầu không già vì lá giá có nhiều tinh dầu hơn lá non.
  • Không sử dụng lá trầu không quá thường xuyên vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nếu sau khoảng 4 – 6 ngày áp dụng các phương pháp trên mà con ho của bé chưa thuyên giảm, mẹ nên ngừng sử dụng và đưa bé tới khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời. 

Tham khảo thêm: Phương pháp trị ho sổ mũi cho bé 1 tuổi mẹ cần biết

Kết luận

Qua bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số cách sử dụng lá trầu không để trị ho cho bé như đắp lá, tắm lá, kết hợp với mật ong, gừng… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với tình trạng của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng đúng cách.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)