Phương pháp trị ho sổ mũi cho bé 1 tuổi mẹ cần biết

cach-tri-ho-so-mui-cho-tre-tren-1-tuoi

Dù đã qua thời kỳ sơ sinh, bé trên 1 tuổi vẫn rất dễ mắc các bệnh cảm cúm, ho sổ mũi bởi hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất non nớt. Ho sổ mũi có thể gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của bé. Vậy cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi nào ba mẹ có thể thực hiện tại nhà? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho ba mẹ một số cách làm đơn giản và hiệu quả để đánh bay cơn khó chịu do ho sổ mũi mang lại cho bé.

1. Cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi tại nhà

Các biện pháp thông thường

Trị ho sổ mũi cho bé trên 1 tuổi ba mẹ có thể thực hiện thông qua các biện pháp đơn giản, dễ làm tại nhà như sau:

– Giữ ẩm cho không khí: Ba mẹ hãy đảm bảo không khí trong nhà đủ ấm, mục đích là làm mềm đường hô hấp và giảm tình trạng ho cho bé. Ba mẹ có thể dùng máy tạo ẩm hoặc đặt bát nước ở gần chỗ ngủ của bé.

– Kê cao gối đầu cho bé trong lúc ngủ: Đặt một chiếc gối nhỏ hoặc đặt bảo vệ dưới đêm giường để kê đầu bé cao hơn. Việc làm này sẽ giúp bé thoải mái hơn và hạn chế tình trạng nghẹt mũi khi ngủ. Tuy nhiên ba mẹ lưu ý không nơi kê quá cao nhé!

– Dùng nước muối sinh lý: Nếu nước mũi của bé lỏng, màu trong suốt, ba mẹ nên rửa mũi cho bé 4 – 5 lần mỗi ngày bằng nước muối nồng độ 0,9%, mỗi bên mũi nhỏ 3 – 4 giọt.

– Sử dụng máy hút mũi: Đối với những dịch mũi đặc, ba mẹ cần dùng đến máy hút mũi để hút sạch dịch cho bé. Máy hút mũi được thiết kế hiện đại với nhiều cấp độ sẽ phù hợp cho nhiều tình trạng dịch mũi của bé. Ba mẹ chỉ cần khởi động máy và đưa đầu hút vào mũi bé là máy sẽ tự hoạt động để lấy dịch ra. Mỗi ngày ba mẹ nên hút mũi cho bé 2 – 3 lần.

– Cho bé uống đủ nước: Đối với trẻ nhỏ, tăng cường cho bé dùng nhiều chất lỏng, đặc biệt là đồ uống ấm sẽ giúp giảm bớt chất nhờn và dễ đẩy dịch mũi ra khỏi đường thở hơn.

cach-tri-ho-so-mui-cho-tre-tren-1-tuoi-1
Máy hút mũi hiện nay là lựa chọn ưu tiên của đa số mẹ bỉm

Phương pháp dân gian

Ngoài những cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi trên còn có những phương pháp dân gian được nhiều mẹ sử dụng.

– Cho bé uống mật ong ngâm: Mật ong là một trong những biện pháp chữa ho khá tốt cho trẻ lớn. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, ba mẹ hãy cho bé uống một muỗng mật ong ngâm.

– Kết hợp mật ong với lá hẹ: Đây là hai thành phần tự nhiên rất lành tính. Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc và làm mềm chất nhầy trong đường hô hấp, từ đó giảm triệu chứng sổ mũi cho bé. Còn mật ong có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và virus gây viêm mũi họng. Ngoài ra ba mẹ cũng có thể kết hợp chanh với mật ong.

– Dùng nước tía tô: Ba mẹ có thể đun lá tía tô để lấy nước hoặc nghiền lá lấy nước cốt cho bé uống.

cach-tri-ho-so-mui-cho-tre-tren-1-tuoi-2
Các phương pháp trị ho sổ mũi cho bé trên 1 tuổi theo dân gian

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Mẹ nên làm thế nào?

2. Cách phòng tránh ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi

Bên cạnh cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi thì ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh cho bé. Dưới đây là một vào cách để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh:

– Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, dạy bé cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.

– Tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh, người có triệu chứng ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh. Đặc biệt tránh cho bé đi đến nơi đông người khi mùa cúm đến.

– Giữ cho nhà cửa và môi trường sống của bé luôn thoáng mát, sạch sẽ để giảm nguy cơ bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất tiếp xúc với bé gây kích ứng đường hô hấp.

– Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung cho bé đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu (chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất) để giúp tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.

– Đảm bảo bé ngủ đủ giấc để hỗ trợ hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt nhất.

– Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho bé.

3. Khi nào cần đưa bé tới bệnh viện?

Mặc dù ho và sổ mũi thông thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng ba mẹ cần lưu ý những triệu chứng. Dù áp dụng các cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi mà bé vẫn có những triệu chứng sau thì ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được thăm khác kịp thời:

– Nếu sổ mũi kéo dài hơn 10 – 14 ngày và không thấy cải thiện, dịch mũi thay đổi thành màu vàng, xanh, đỏ, đen.

– Ho kéo dài khoảng 10 – 14 ngày kèm các biểu hiện đau ngực, khó thở, ho nhiều vào ban đêm.

– Bé bị sưng vùng quai hàm kèm theo đau và khó nuốt.

– Sốt cao kéo dài trên 3 ngày, đặc biệt tình trạng sốt không giảm khi ba mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt.

– Các triệu chứng khác như đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy kèm theo ho sổ mũi.

cach-tri-ho-so-mui-cho-tre-tren-1-tuoi-3
Ba mẹ cần đưa bé tới bệnh viện khi bệnh tình của bé không thuyên giảm

Trên đây là những cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi dễ thực hiện tại nhà mà ba mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng bệnh của bé không thuyên giảm ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt để bé được chữa trị kịp thời nhé!

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé! 

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn/

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *