Nguyên nhân bé bị sặc sữa? Bình sữa chống sặc hiệu quả cho bé

be-bi-sac-sua

Bé bị sặc sữa nguyên nhân thường là bú không đúng tư thế hoặc do bình sữa tốt cho bé có núm vú cao su có lỗ thông quá rộng. Điều này khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái rất nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời thậm chí, có thể dẫn đến tử vong. Các bố mẹ và những người trực tiếp chăm sóc trẻ cần trang bị những kiến thức ngừa và xử trí sặc sữa cũng như chuẩn bị những đồ dùng cho bé hạn chế tối đa việc sặc sữa.

1. Dấu hiệu nhận biết khi bé bị sặc sữa

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến xuất hiện hiện tượng khó thở, sặc sụa, tím tái và có thể gây ngừng thở ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu cho thấy bé bị sặc sữa mà bố mẹ nên chú ý như sau:

  • Bé đang bú hoặc nằm sau khi bú đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi
  • Bé đột nhiên khóc thét lên
  • Có thấy sữa trào ra mũi, miệng
  • Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng
  • Ngừng thở (trường hợp nặng)

Việc xử lý sơ cứu bé bị sặc sữa đúng cách là điều rất quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

dau-hieu-be-bi-sac-sua

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Mẹ nên làm thế nào?

2. Nguyên nhân bé bị sặc sữa

Hiện tượng sặc sữa là cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của bé còn yếu. Bé không thể vừa thở thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn hoặc sữa sẽ dễ trào lên mũi. Dưới đây là những lý do góp phần làm cho bé dễ bị sặc sữa hơn:

  • Lỗ ở núm ti bình sữa quá to khiến sữa chảy quá nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều bé không kịp bú.
  • Trong khi ti sữa, bé bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc
  • Bé vừa ngủ vừa bú sữa hoặc nằm xuống khi bú sữa, khóc khi đang bú
  • Bé đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá sẽ dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi.
  • Bé bị mất tập trung khi đang ti sữa, ví dụ như mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười với người khác
  • Ngoài ra còn hay gặp ở những trẻ bị dị tật vùng hầu họng như: khe hở môi, khe hở vòm…

3. Cách xử lí khi bé bị sặc sữa

Khi bé bị sặc sữa có thể tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể tử vong vì thiếu oxy. Do đó cha mẹ hoặc người nhà cần sơ cứu ngay trước khi đưa đến bệnh viện. Cách xử lý khi bé bị sặc sữa lên mũi chuẩn khoa học cần được thực hiện theo các bước sau. Lưu ý nếu sau mỗi bước mà bé đã thở ổn định bình thường thì bố mẹ không cần làm các bước tiếp theo.

Bước 1 – Bế bé ở tư thế ngồi: Khi bị sặc sữa, bố mẹ nên cho bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Sau đó lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác cho bé.

Bước 2 – Hút sữa: Nếu bé khó thở, da trở nên tím tái hơn, bố mẹ cần phải hút sữa từ mũi và miệng ngay lập tức. Đây chính là bước sơ cứu đầu tiên trong khi chờ xe cấp cứu tới. Dùng miệng của mình hút sữa, càng nhanh và mạnh càng tốt. Sau đó kích thích bé thở ra được bằng cách nhéo một cái.

Bước 3 – Dốc ngược lên và vỗ nhẹ: Nếu bé vẫn có biểu hiện khó thở, da tím tại thì bố mẹ hãy dốc ngược bé lên. Đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng bé (vỗ 5 cái một). Lật bé trở lại xem đã ọc hết sữa ra chưa và bé đã hít thở bình thường lại chưa.

so-cuu-be-bi-sac-sua

Bước 4 – Ấn ngực: Đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở. Lặp lại 5 – 6 lần cho đến khi bé có hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại.

Bước 5 – Đưa bé đi cấp cứu: Nếu bé vẫn chưa thở bình thường được thì bố mẹ đưa bé đi cấp cứu để bác sĩ cấp cứu kịp thời.

4. Cách phòng tránh bé bị sặc sữa 

4.1. Khi cho bé ti sữa

Cho bé bú nên bé bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, cho bé bú từ từ, không vội vàng. Quan sát bé khi đang bú để theo dõi xem bé nuốt hết lượng sữa ở miệng sau khi mút chưa.

Khi cho bé ti sữa mẹ nên ngồi ở nơi yên tĩnh, không vui đùa khi bé ti để tránh làm bé bị phân tâm. Không để bé bú khi quá đói hoặc quá no. Không để bé vừa nằm hoặc vừa ngủ vừa bú. Mẹ dùng tay bóp bầu vú để điều chỉnh dòng sữa chậm lại cho phù hợp với lực mút của bé.

Nếu bé bị sặc sữa hoặc đang ho, khóc thì mẹ nên đợi một lúc rồi mới cho bé bú tiếp. Với những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bé bé khoảng 10 – 15 phút rồi mới đặt nằm. Hoặc cho bé nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ hơi từ trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc sữa.

Khi cho trẻ bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, bởi trẻ sẽ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn và bị đầy bụng sau bữa ăn. Khi dùng thìa bón sữa vào miệng trẻ, mẹ nên đổ từ từ, trẻ nuốt hết mới tiếp tục bón thìa khác.

4.2. Lựa chọn bình sữa 

Khi chọn bình sữa cho bé mẹ nên chọn bình có núm ti không quá rộng, có các tia sữa phù hợp để bé tránh bị sặc khi bú. Nếu mẹ chưa biết chọn bình sữa nào cho bé thì hãy tham khảo các loại bình sữa của nhà Kamidi. Bình sữa chống sặc silicone Kamidi, bình sữa rảnh tay Kamidi, bình sữa Kamidi PPSU đều được thiết kế chống sặc hiệu quả.

Ngoài núm ti cực mềm mại, mô phỏng đầu ti mẹ thì trên núm còn có van chống sặc. Van khí kép này giúp chống sặc hiệu quả giúp bé không bị nuốt không khí, ợ hơi, chướng bụng giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ, mẹ cũng đỡ phải vỗ ợ hơi cho con.

be-bi-sac-sua-3

Tham khảo thêm: Nên chọn bình sữa cho bé tập bú bình thế nào?

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà bố mẹ cần biết để tránh bé bị sặc sữa khi ti sữa. Những thông tin cung cấp trong bài viết của Kamidi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nếu mẹ có nhu cầu mua bình sữa Kamidi và những sản phẩm từ nhà Kamidi, đừng ngần ngại inbox với Fanpage Kamidi Việt Nam nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *