Trẻ sơ sinh sặc sữa là một trong những hiện tượng cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng. Nếu ba mẹ cho bé uống sữa không đúng cách hoặc chọn sai bình sữa, sẽ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Cùng Kamidi tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh sặc sữa và giải pháp hiệu quả nhé !
Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Sặc sữa là hiện tượng trào ngược sữa vào đường thở khiến trẻ khó thở, bị sặc, cơ thể trở nên tím tái. Và nguy hiểm hơn hiện tượng này có thể tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. Sau đây là một số biểu hiện rõ nhất khi trẻ sơ sinh sặc sữa, ba mẹ nên lưu ý:
- Sữa trào ra khỏi mũi, miệng trẻ, trẻ ho sặc sụa
- Trẻ khóc thét lên
- Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng
- Nguy hiểm hơn trẻ có thể ngừng thở nếu không được sơ cứu kịp thời

Các cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị hiện tượng sữa trào ngược
Khi trẻ sơ sinh sặc sữa, ba mẹ có thể sơ cứu tại nhà khi tình trạng chưa quá mức nguy hiểm. Kamidi sẽ mách ba mẹ một số cách chăm sóc, sơ cứu khi bé gặp tình trạng này nhé:
Ba mẹ cho bé nằm sấp trên cánh tay phải. Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh năm cái liên tục vào lưng trẻ. Điều này giúp tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra khỏi đường hô hấp.
Hoặc ba mẹ có thể đặt em bé nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Ba mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh đột ngột 5 cái ở nửa dưới của xương ức. Lặp lại thao tác từ 5 – 6 lần cho tới khi thấy bé bình thường trở lại.
Phương pháp thông đường thở cũng là một cách ba mẹ có thể áp dụng. Dùng miệng hút mạnh và hút kỹ sữa còn đọng trên miệng, mũi bé. Ba mẹ lưu ý hút ở miệng trước, hút mũi sau.
Sau khi thực hiện những cách sơ cứu trên, biểu hiện trẻ sơ sinh sặc sữa vẫn chưa thuyên giảm thì ba mẹ nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện gần nhất.

Giải pháp hiệu quả phòng tránh hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Mẹ đặt con nằm trọn trong lòng mẹ.
Cho trẻ nằm nghiêng 30 – 45 độ so với lưng mẹ. Mẹ tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm ngửa hoặc khi bé đang ngủ.
Mẹ cho bé ngậm hết núm ti. Để đầu trẻ hơi ngửa, lưỡi và môi dưới của bé đặt dưới đầu ti.
Mẹ đặt hai ngón tay trỏ và ngón cái kẹp đầu ti để kiểm soát dòng sữa, tránh tình trạng sữa ra quá nhiều khiến trẻ sơ sinh sặc sữa
Với trẻ sơ sinh bú bình
Cách tốt nhất để tránh trẻ sơ sinh sặc sữa đó là ba mẹ nên chọn loại bình sữa chống sặc, trớ hiệu quả. Kamidi gợi ý tới các ba mẹ sản phẩm bình sữa Kamidi – một trong những bình sữa đảm bảo tiêu chí chống sặc tốt nhất thị trường.
Bình sữa Kamidi có những loại:
- Bình sữa Kamidi silicone màu trắng/nâu: 150 ml núm 1 tia (bé từ 0-5 tháng); 250 ml núm 3 tia (bé trên 5 tháng)
- Bình sữa Kamidi nhựa PPSU: 210 ml núm 1 tia (bé từ 0-6 tháng); 300 ml núm 3 tia (bé trên 6 tháng)
- Bình sữa Kamidi thủy tinh: 100ml núm 1 tia; 160ml núm 1 tia
- Bình sữa rảnh tay Kamidi Baby: 250ml

Bình sữa Kamidi – với đầy đủ các tiêu chí giúp tránh trường hợp trẻ sơ sinh sặc sữa:
- Thiết kế núm bình siêu mềm mại, mô phỏng ti mẹ.
- Kích thước núm bình vừa vặn miệng bé, giúp tạo đúng khớp ngậm, an toàn cho nướu bé.
- Van lưu thông khí trên núm hạn chế tối đa lượng không khí bên ngoài tràn vào bình, giúp bé không bị đầy hơi, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
- Ống hút silicon gắn bi trọng lực xoay 360 độ trong bình giúp chống sặc tốt, không lo sữa bị nhỏ giọt, rỉ ra ngoài.
Đọc thêm: Bình sữa chống sặc cho bé loại nào tốt?
Mua bình sữa Kamidi chính hãng – giúp chống sặc hiệu quả cho bé ở đâu?
Để mua bình sữa Kamidi chính hãng cũng như các sản phẩm khác nhà Kamidi cho bé yêu, ba mẹ truy cập vào website chính thức: kamidi.vn. Bên cạnh đó, để được hỗ trợ tư vấn từ A tới Z về các sản phẩm Kamidi, ba mẹ inbox Fanpage Kamidi Việt Nam nhé.
Hy vọng với bài viết trên, Kamidi đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh sặc sữa. Cùng với đó là giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe bé yêu.