Gan gà từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và vitamin A, rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, vị thơm ngon của gan gà kết hợp với cháo mềm mịn sẽ kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn ba mẹ cách nấu cháo gan gà cho bé thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn, giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Cùng vào bếp và trổ tài nấu ăn cho bé yêu nhé!
Bé mấy tháng tuổi ăn được gan gà?
Khi bé được 7 tháng tuổi, ba mẹ có thể nấu cháo gan gà cho bé. Tuy nhiên, không nên lạm dụng gan gà mà cần kết hợp đa dạng với thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để các bữa ăn của bé được phong phú và đầy đủ các nhóm chất hơn.
Lợi ích của gan gà đối với sự phát triển của bé
Cung cấp rotein
Protein là “nguyên liệu xây dựng” cơ bản cho sự phát triển của tế bào và cơ bắp ở trẻ nhỏ. Gan gà chứa hàm lượng protein dồi dào, giúp bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng một cách ổn định. Protein trong gan gà còn tham gia vào quá trình hình thành các kháng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi bệnh tật.
Bổ sung khoáng chất
Gan gà là một nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào cho bé, đặc biệt là selen. Đây là một loại chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng, giúp các cơ và mô ở tim bé hoạt động ổn định, từ đó nagwn ngừa các bệnh lý về tim mạch ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, gan gà còn chứa các khoáng chất khác như kẽm, đồng,… rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
Cung cấp Vitamin A, D, B12
Trong gan gà, có một số vitamin phải kể đến như:
- Vitamin A: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé hấp thu canxi tốt hơn, từ đó xương chắc khỏe.
- Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho, rất cần thiết cho sự phát triển xương và răng của bé.
- Vitamin B12: Vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo máu, giúp bé có làn da hồng hào, khỏe mạnh. Vitamin này còn hỗ trợ chức năng thần kinh, tham gia vào sự hoạt động của tế bào máu và trao đổi chất. Thiếu loại vitamin này, bé sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu, phù nề và khiếm khuyết cảm giác, phản xạ,…
Cách nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm thơm ngon
Cháo gan gà khoai lang
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20gr
- Gan gà: 30gr
- Khoai lang: 20gr
Cách nấu:
- Vo gạo với nước sạch, ngâm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Rồi đem đi nấu cháo.
- Sơ chế gan gà theo một trong những cách sau: ngâm gan trong sữa tươi không đường khoảng 30 phút sau đó rửa lại với nước sạch để khửu độc và giảm mùi tanh; cắt đôi gan và ngâm trong nước muối khoảng 1 đến 2 tiếng rồi rửa lại với nước sạch; ngâm gan trong nước giấm gạo pha loãng sau đó rửa lại với nước sạch; trộn đều gan với bột bắp rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Khoai lang bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ và đem đi hấp chín. Khi khoai nguội bớt thì xay mịn.
- Chào nhừ, ba mẹ cho khoai và gan vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Cháo gan gà cải ngọt
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20gr
- Gan gà: 30gr
- Cải ngọt: 20gr
Cách nấu:
- Gạo vo sạch, ngâm trước với nước từ 1 – 2 tiếng rồi đem nấu cháo.
- Gan sơ chế như trên, thái nhỏ và xào sơ với hành và dầu ăn. Sau đó xay hoặc băm nhỏ.
- Cải ngọt rửa sạch, cắt nhỏ.
- Khi cháo chín nhừ thì cho rau và gan gà vào khuấy đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun thêm khoảng 10 – 13 phút cho rau chín rồi tắt bếp.
Cháo gan cho bé với gà khoai tây
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20gr
- Gan gà: 30gr
- Khoai tây: 20gr
Cách nấu:
- Gạo vo sạch, ninh nhừ để nấu cháo.
- Khoai tây cạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi đem hấp chín. Sau đó nghiền nhuyễn.
- Gan gà sơ chế như trên. Cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Khi cháo chín mềm thì thêm gan và khoai tây vào đảo đều từ 5 – 10 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo tim heo cho bé thơm ngon giàu dinh dưỡng
Lưu ý khi cho bé ăn dặm với gan gà
Việc ba mẹ quan tâm đến việc cho bé ăn dặm với gan gà là rất đúng đắn. Gan gà chứa nhiều dưỡng chất quan trọng nhưng cũng cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé.
- Ba mẹ cần lưu ý đến đặc điểm gan gà khi mua. Gan gà tươi sẽ có màu tím hoặc đỏ sẫm, sờ tay vào thấy mềm mịn và có độ đàn hồi cao. Nếu thấy gan có màu bạc trắng, màu vàng hoặc màu gạch non kèm theo các đốm trắng thì tuyệt đối không nên mua.
- Không nên cho bé ăn quá nhiều gan gà trong 1 lần hoặc 1 tuần. Trung bình, khoảng 30 – 50g gan gà/tuần là hợp lý. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A.
- Gan gà nấu chín cần được bảo quản trong tủ mát, sau 2 giờ, cần trữ đông để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn khiến gan bị hỏng.
- Kết hợp gan gà với các loại rau củ khác như cà rốt, bí đỏ, khoai lang để tăng thêm hương vị và cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng.
- Luôn theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn. Nếu bé có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn, tiêu chảy, hãy ngưng cho bé ăn ngay và đưa bé đến bác sĩ.
Kết luận
Cháo gan gà không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho bé yêu. Với cách nấu đơn giản và những lưu ý trên, ba mẹ đã có thể tự tay chế biến món ăn này tại nhà. Hãy thường xuyên bổ sung cháo gan gà vào thực đơn của bé để bé phát triển khỏe mạnh và thông minh nhé!
Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam