Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không? Lưu ý khi lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh

co-nen-lay-ray-tai-cho-tre-so-sinh-khong

“Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không?” là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Nhiều người cho rằng việc vệ sinh tai thường xuyên cho bé là rất quan trọng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc làm này có thể gây hại cho tai của bé. Vậy đâu mới là cách làm đúng đắn? Bài viết này sẽ giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc này.

Ráy tai trẻ sơ sinh là gì?

Ráy tai ở trẻ sơ sinh là một chất sáp được sản xuất tự nhiên bên trong ống tai. Nó bao gồm tế bào da chết, lông tơ, mồ hôi và chất nhờn. Ráy tai có chức năng như một hàng rào bảo vệ, giúp ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn và côn trùng xâm nhập vào sâu bên trong tai, đồng thời giữ ẩm cho da bên trong ống tai. Ngoài ra, ráy tai còn có chức năng bôi trơn để giúp sóng âm thanh truyền đi một cách dễ dàng.

Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không?

Thực tế, ba mẹ có thể lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh nhưng không cần thiết phải lấy thường xuyên. Việc cố loại bỏ ráy tai cho bé bằng cách ngoáy tai hay các vật dụng khác có thể khiến nó đi sâu hơn bên trong và làm tắc nghẽn lỗ tai bé.

Hơn nữa, qua cử động nhai của xương hàm dưới thì các lông mao trong ống tai sẽ chuyển động nhẹ nhàng theo hướng từ trong ra ngoài và đẩy khối sáp ráy tai ra ngoài gần lỗ tai. Tại đây, dưới tác động của không khó, ráy tai sẽ dần khô đi, bong ra khỏi tai và rơi ra ngoài mà không cần tác động đến. Điều này có nghĩa là, ở trẻ nhỏ khi ráy tai khô sẽ tự đẩy ra ngoài thông qua những hoạt động ăn uống từ hàm răng.

Như vậy, ba mẹ không cần phải lấy ráy tai thường xuyên cho bé. Cũng không nên ngoáy tại hàng ngày cho bé vì sẽ làm mất đi một số yếu tố bảo vệ tự nhiên cho tai khỏi bụi bặm và nhiễm trùng.

co-nen-lay-ray-tai-cho-tre-so-sinh-khong-1

Hướng dẫn cách lấy ráy tai an toàn cho trẻ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như ráy tai tích tụ quá nhiều gây tắc nghẽn ống tai, gọi là nút ráy tai thì ba mẹ cần thực hiện lấy ráy tai cho bé. Để lấy ráy tai cho bé an toàn, không đau , ba mẹ nên dùng một chiếc khăn sữa mỏng, xoáy nhẹ một góc rồi từ từ đưa sâu vào bên trong tai. Ráy tai sẽ theo đường xoắn mà đi ra ngoài. Khăn phải thật mềm để không làm đau tai bé mà vẫn làm sạch được ráy tai sâu bên trong tai.

Ba mẹ cũng có thể dùng oxy già pha loãng hoặc nước muối sinh lý để làm mềm ráy tai cho bé. Thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt bé nằm nghiêng, tai cần lấy ráy tai cần hướng lên trên.
  • Dùng bơm tiêm hút dung dịch oxy già pha loãng hoặc nước muối sinh lý vào ống.
  • Nhỏ hỗn hợp này từ từ vào tai bé đến khi ngập ống tai ngoài với khoảng 5 – 10 giọt. Sau đó giữ cho bé nằm im trong 5 phút.
  • Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để dung dịch chảy ra khỏi tai, phần ráy tai đã được phân hủy bởi dung tịch rửa tai cũng sẽ trôi theo ra ngoài.

co-nen-lay-ray-tai-cho-tre-so-sinh-khong-2

Tham khảo thêm: Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết

Một số lưu ý khi lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh

Khi lấy ráy tai cho bé, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên sử dụng tăm bông ngoáy tai sâu vào bên trong tai bé. Thay vì thế hãy dùng các dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng. Nếu dùng tăm bông thì chỉ nên dùng để vệ sinh bên ngoài vành tai cho bé.
  • Không tự ý dùng thuốc nhỏ ráy tai cho bé khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các động tác cần được thực hiện thật nhẹ nhàng vì tai bé còn rất non nớt nên rất dễ bị tổn thương.
  • Khi lấy ráy tai bằng cách dùng dung dịch nhỏ tai, nếu ráy tai rã ra nhiều thì ba mẹ nên tiếp tục nhỏ tai cho bé thêm vài ngày nữa cho tới khi ráy tai rã hết và được đẩy hoàn toàn khỏi ống tai. Nếu ráy tai chỉ mềm mà không rã ra và vẫn nằm bên trong ống tai bé thì ba mẹ nên đưa bé tới khám bệnh viện để được bác sĩ lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài. Cách làm này giúp ráy tai mềm, dễ lấy hơn và không làm bé bị đau rát.
  • Nếu bé có quá nhiều ráy tai, gây cản trở thính giác hoặc gây khó chịu, ba  nên đưa bé đi khám tai mũi họng. Đặc biệt là khi ráy tai có mùi hôi, chảy mủ. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai, cần được điều trị kịp thời.

co-nen-lay-ray-tai-cho-tre-so-sinh-khong-3

Kết luận

Chăm sóc tai cho trẻ sơ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Việc hiểu rõ về vai trò của ráy tai và tránh những sai lầm khi vệ sinh tai sẽ giúp bảo vệ thính lực của bé. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, bố mẹ nên đưa bé đi khám tai mũi họng định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)