Đau bụng như thế nào là có thai?

dau-bung-nhu-the-nao-la-co-thai

Đau bụng là triệu chứng rất phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những câu hỏi mà nhiều chị em đặt ra khi có cảm giác đau bụng là liệu đó có phải là dấu hiệu của việc mang thai hay không? Và đau bụng như thế nào là có thai? Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về các loại đau bụng khi mang thai, phân biệt với các nguyên nhân khác và một số lưu ý khi đau bụng lúc mang thai.

Đau bụng như thế nào là có thai?

Đau bụng dưới có thể là một trong những dấu hiệu cơ thể mẹ đang chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng này không giống như đau bụng rối loạn tiêu hoá và đau bụng kinh nguyệt.

Vậy đau bụng như thế nào mới có thể là dấu hiệu của thai kỳ?

  • Đau bụng âm ỉ, nhẹ: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, có thể lan ra lưng và hông. Cảm giác như căng tức, hơi khó chịu.
  • Đau bụng lệch về một bên: Cơn đau có thể tập trung ở một bên bụng dưới, đặc biệt là khi thai nhi làm tổ.
  • Đau bụng tăng lên khi vận động: Khi đứng lên, ngồi xuống, ho hoặc hắt hơi, cơn đau có thể trở nên rõ rệt hơn.
  • Đau bụng kèm theo các triệu chứng khác: Ngoài đau bụng, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, ngực căng tức, chậm kinh… Đây là những dấu hiệu điển hình của thai kỳ.

dau-bung-nhu-the-nao-la-co-thai-1

Cách làm giảm đau bụng khi mang thai

Massage vùng bụng

Các động tác massage nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường tuần hoàn máu đến vùng bụng, giảm căng thẳng và co thắt. Từ đó sẽ giúp giảm đau bụng, đặc biệt là đau do căng cơ hoặc khó tiêu cho mẹ. Bên cạnh đó, massage vùng bụng cũng kích thích sự phát triển và nhận thức của thai nhi bở sau một thời gian phát triển, thai nhi sẽ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý massage nhẹ nhàng và tránh các vùng nhạy cảm.

Mẹ có thể thực hiện massage như sau:

  • Xoa bóp nhẹ nhàng quanh bụng dưới theo chiều kim đồng hồ.
  • Chỉ massage khoảng 5 phút mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Nên massage vào những thời điểm cố định trong ngày.
  • Có thể massage với một số loại tinh dầu để giảm đau và thư giãn hơn.

dau-bung-nhu-the-nao-la-co-thai-2

Duy trì chất xơ và trái cây

Chất xơ giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón – một nguyên nhân phổ biến gây đau bụng khi mang thai. Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và nước, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm như củ cải trắng, các loại đậu, táo, mận, lựu, trái cây có múi, nho,…

Bổ sung các khoáng chất thiết yếu

Các khoáng chất như canxi, magie giúp thư giãn cơ bắp, giảm co thắt. Mẹ cũng có thể bổ sung axit folic để ngăn chặn nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, việc bổ sung khoáng chất cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều.

dau-bung-nhu-the-nao-la-co-thai-3

Ngồi với tư thế thoải mái

Tư thế ngồi đúng giúp giảm áp lực lên lưng và bụng, giảm đau lưng và đau bụng. Kh mang thai, mẹ có thể ngồi thẳng và đặt chân lên ghế để quá trình lưu thông máu được diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, đứng quá lâu sẽ khiến mẹ bị đau lưng dưới, phù nên chân khi thai nhi lớn hơn.

Tham khảo thêm: Tư thế ngồi nên tránh khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Hạn chế mặc quần áo bó sát

Quần áo bó sát gây áp lực lên bụng, cản trở tuần hoàn máu, lưu thông máu nuôi thai nhi nên các cơn đau bụng, căng tức bụng có thể nặng hơn. Vì thế, mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi để thai nhi có thể phát triển dễ dàng hơn và mẹ cũng dễ chịu hơn.

Một số lưu ý cho mẹ khi đau bụng lúc mang thai

Đau bụng khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến, có thể gây ra nhiều lo lắng cho mẹ bầu. Để đối phó với tình trạng này, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Nhận biết loại đau: Đau bụng thai kỳ khác với đau bụng kinh, đau do dây chằng căn hay đau do tiêu hoá. Đau bụng kinh có những cơn đau thường âm ỉ, có thể tăng giảm theo chu kỳ, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới. Đau do dây chằng căng với các cơn đau thường xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế, ho hoặc hắt hơi, cảm giác như bị kéo căng. Còn đau do tiêu hóa thì đau bụng đi kèm với các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
  • Trường hợp cần đi khám bác sĩ ngay lập tức: đau dữ dội, xuất huyết âm đạo không giống máu bào thai, đau quặn từng cơn, đau không giảm, đau bụng kèm đi ngoài, buồn nôn, dễ bị chóng mặt, choáng váng, cơ thể mất sức, mệt mỏi,…
  • Không tự ý dùng thuốc: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc giảm đau, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

dau-bung-the-nao-la-co-thai-4

Kết luận

Dù đau bụng có thể là một dấu hiệu của thai kỳ, nhưng để có kết quả chính xác nhất, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp mẹ bầu có những biện pháp chăm sóc tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)