Dấu hiệu suy thai tháng cuối, nguyên nhân và cách điều trị

dau-hieu-suy-thai-thang-cuoi

Suy thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, là một tình trạng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu suy thai tháng cuối? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và có những phương pháp điều trị nào hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp những thắc mắc trên.

Nguyễn nhân dẫn đến suy thai

Suy thai là tình trạng thai nhi bị thiếu oxy. Đây là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nguyên nhân gây ra suy thai có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, cả từ phía người mẹ và phía thai nhi.

Nguyên nhân từ phía người mẹ:

  • Các vấn đề về nhau thai: Rau bong non, rau tiền đạo, rau bám thấp, nhau thai già… làm giảm khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Mắc các bệnh lý mãn tính: Tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, thận… có thể làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu đến tử cung và thai nhi.
  • Mẹ thường xuyên nằm ngửa: Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu tốt nhất không nên nằm nghiêng bên trái để tránh gây ra những tác hại không đáng có tới thai nhi. Nếu nằm ngửa, tử cung của mẹ sẽ ngày càng to ra và đè ép vào tĩnh mạch chủ. Vì thế, lưu lượng máu về tim sẽ giảm, giảm cung cấp máu đến tử cung, gây thiếu oxy.
  • Chảy máu cấp tính: Mẹ bầu bị chấn thương khiến máu chảy nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới lượng máu tới bào thai. Bên cạnh đó, những trường hợp mẹ bị thiếu máu, huyết áp thấp cũng làm tăng nguy cơ suy thai.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như thuốc gảm đau, thuốc tăng co,…
  • Tuổi mẹ quá trẻ hoặc quá già: Mẹ quá trẻ hoặc quá già đều có nguy cơ cao gặp các vấn đề về thai kỳ, trong đó có suy thai.
  • Mang đa thai: Mang thai đôi, ba… làm tăng gánh nặng cho cơ thể mẹ và có thể dẫn đến suy thai.
  • Tử cung bất thường: Tử cung dị dạng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân từ phía thai nhi:

  • Dị tật bẩm sinh: Các dị tật ở tim, phổi, thận… có thể làm giảm khả năng hoạt động của các cơ quan này.
  • Rối loạn nhiễm sắc thể: Các bất thường về nhiễm sắc thể có thể gây ra các vấn đề về phát triển của thai nhi.
  • Dây rốn bất thường: Dây rốn quá ngắn, quá dài, bị xoắn… có thể làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Thai nhi chậm lớn: Thai nhi chậm lớn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có suy thai.

dau-hieu-suy-thai-thang-cuoi-2

Dấu hiệu suy thai tháng cuối

Thai nhi ít đạp

Cử động của thai nhi là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe của bé. Nếu mẹ nhận thấy thai nhi đạp ít hơn so với bình thường hoặc không có những cử động quen thuộc, đây có thể là dấu hiệu báo động. Suy thai khiến thai nhi nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn, do đó thai nhi sẽ ít hoạt động hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mỗi thai nhi có lịch trình hoạt động khác nhau, vì vậy, nếu mẹ lo lắng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

dau-hieu-suy-thai-thang-cuoi-1

Nước ối bất thường

Nước ối là môi trường sống của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều đều có thể là dấu hiệu bất thường. Suy thai thường đi kèm với tình trạng ít ối, do thai nhi không hấp thụ đủ nước. Ngoài ra, màu sắc của nước ối cũng là một dấu hiệu quan trọng. Nếu nước ối có màu xanh hoặc lẫn phân su, đây có thể là dấu hiệu suy thai cấp tính.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo với lượng nhỏ trong thai kỳ là một tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện cho thấy mẹ đang bị bong nhau thai. Tình trạng này sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy và dẫn đến suy thai nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.

dau-hieu-suy-thai-thang-cuoi-3

Đau bụng

Đau bụng là một triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng dữ dội, kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu, co thắt tử cung, đây có thể là dấu hiệu của suy thai hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Vì thế, mẹ bầu không được chủ quan mà cần chú ý và theo dõi các cơn đau bụng để có hướng xử trí sớm.

Nhịp tim thai bất thường

Nhịp tim thai là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của thai nhi. Nếu nhịp tim thai quá nhanh, quá chậm hoặc không đều, đây có thể là dấu hiệu của suy thai. Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim thai bằng máy đo tim thai để phát hiện sớm các bất thường.

Biện pháp điều trị suy thai tháng cuối

Điều trị suy thai tháng cuối phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ suy thai và thời điểm phát hiện. Mục tiêu của việc điều trị là duy trì sự sống cho thai nhi và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Để điều trị, bước đầu tiên các bác sĩ thường cho mẹ bầu thở oxy và truyền dịch.

Nếu mẹ đã được bác sĩ cho dùng thuốc giục sinh thì có thể tạm ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp chuyển dạ tự nhiên, mẹ bầu sẽ được ngưng sử dụng thuốc để làm chậm các cơn co thắt.

Đôi khi thai nhi cần được chào đời một cách nhanh chóng bằng sự hỗ trợ của bác sĩ như giúp sinh, sinh mổ.

dau-hieu-suy-thai-thang-cuoi-3

Tham khảo thêm: Suy dinh dưỡng bào thai nguy hiểm thế nào, nguyên nhân là gì?

Phòng ngừa suy thai ở mẹ bầu

  • Suy thai là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy không thể hoàn toàn ngăn ngừa, nhưng mẹ bầu có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách:
  • Khám thai định kỳ: Quan trọng nhất là mẹ cần đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, axit folic, protein, vitamin để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Uống đủ nước để giúp duy trì lượng nước ối ổn định. Tránh các thực phẩm không an toàn như thực phẩm sống, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga… có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Giúp cơ thể mẹ phục hồi năng lượng và hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tránh làm việc quá sức, đặc biệt là những công việc nặng nhọc hoặc đòi hỏi đứng lâu.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền: Tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch…, nếu mắc các bệnh lý này, mẹ bầu cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất.
  • Kiểm soát cân nặng: Tránh tăng cân quá nhiều để tránh gây áp lực lên tim mạch và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ.

dau-hieu-suy-thai-thang-cuoi-4

Kết luận

Suy thai là một vấn đề đáng lo ngại trong thai kỳ. Bằng cách hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng ngừa, điều trị, các mẹ có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối, nghỉ ngơi hợp lý và tinh thần thoải mái là những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ suy thai. Hãy chăm sóc bản thân tốt nhất để mang đến cho bé một môi trường phát triển an toàn và khỏe mạnh mẹ nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)