Dấu hiệu trẻ bỏ bú mẹ? Những lưu ý mẹ cần biết

dau-hieu-tre-bo-bu-me

Việc trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá, cung cấp cho bé những kháng thể tự nhiên giúp bé khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bỏ bú mẹ? Và mẹ cần làm gì để giúp bé quay trở lại với thói quen bú mẹ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ bỏ bú mẹ

Một trong những lo lắng lớn nhất của các mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ là tình trạng bỗng dưng bé từ chối bú mẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bỏ bú mẹ. Việc hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp mẹ có biện pháp xử lý và hỗ trợ bé kịp thời để đẩm bảo sự phát triển toàn diện cho bé.

  • Bé thay đổi thói quen ăn uống: Khi bé lớn dần, khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng thay đổi. Nếu bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm hoặc thử các loại thức ăn mới, bé có thể bị phân tâm và từ chối bú mẹ. Thức ăn dặm với hương vị mới lạ với bé có thể khiến bé thích thú hơn so với sữa mẹ, dẫn đến tình trạng bé bỏ bú.
  • Bé gặp vấn đề về sức khoẻ: Sức khoẻ bé có thể ảnh hưởng tới việc bú mẹ. Các bệnh lý như nhiễm trùng tai, ốm sốt, cảm cúm,… hoặc mọc răng đều khiến bé cảm thấy khó chịu và không muốn bú mẹ. Đặc biệt, khi mọc răng, nướu của bé bị đau và sưng, gây ra sự khó chịu khi bú.
  • Vấn đề từ mẹ: Những vấn đề có thể là mẹ thay đổi chế độ ăn uống khiến hương vị sữa thay đổi. Bé lạ lẫm với sự thay đổi này và từ chối bú mẹ. Bên cạnh đó, mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, tâm lý thay đổi khiến chất lượng sữa và khả năng tiết sữa bị ảnh hưởng, làm cho bé không còn hứng thú với việc bú mẹ.

Những dấu hiệu trẻ bỏ bú mẹ

Việc nắm được các dấu hiệu bé bỏ bú mẹ rất quan trọng để kịp thời xử lý và giúp bé vẫn phát triển bình thường. Những dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý như sau:

  • Biểu hiện khi mẹ cho bé bú: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là bé từ chối bú mẹ. Bé có thể quay đầu hoặc đẩy ngực mẹ ra khi được đưa vào tư thế bú. Thay vì bú mẹ một cách tự nhiên như trước, bé có thể khóc hoặc tỏ ra khó chịu khi được đặt vào ngực mẹ.

dau-hieu-tre-bo-bu-me-1

  • Thay đổi thói quen bú: Bé ngậm vú nhưng không bú hoặc bú rất ít; bé bú một lúc rồi nhả vú ra, quấy khóc; bé từ chối bú dù mẹ đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi là những dấu hiệu cho thấy thói quen bú của bé đã thay đổi.
  • Thay đổi về cân nặng: Nếu bé chậm tăng cân hoặc tăng cân trong một khoảng thời gian thì rất có thể đây là dấu hiệu bé không bú đủ sữa mẹ do chán nản. Một số bé còn có thể sụt cân đột ngột.

dau-hieu-tre-bo-bu-me-2

  • Thay đổi hành vi: Bé có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào giờ bú. Bé khó ngủ, ngủ không sấu giấc, hay tỏ ra bồn chồn, khó chịu.

Ảnh hưởng của trẻ bỏ bú mẹ đến sức khỏe

Việc trẻ bỏ bú mẹ sớm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của bé, bao gồm:

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé, khi thiếu sữa mẹ, bé dễ bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, việc hấp thu dinh dưỡng cũng sẽ kém đi. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, việc thiếu sữa mẹ có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng. Khi không được bú mẹ, bé dễ bị ốm vặt, mắc các bệnh truyền nhiễm. Hệ miễn dịch của bé giảm còn tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm và các bệnh dị ứng khác.

Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Thiếu sữa mẹ có thể khiến bé chậm lớn, thấp còi. Bên cạnh đó, còn có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, còi xương ở trẻ.

Ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa mẹ chứa các chất béo thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Trẻ bỏ bú mẹ sớm sẽ hạn chế lượng chất béo này, gây ra những ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển trí tuệ sau này.

dau-hieu-tre-bo-bu-me-3

Cách giải quyết khi trẻ bỏ bú mẹ

Kiểm tra sức khoẻ bé đầu tiên

Đầu tiên khi phát hiện bé có những dấu hiệu bỏ bú, ba mẹ cần đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát để thăm khám nguyên nhân chính xác. Bác sĩ sẽ giúp xác định bé có mắc bệnh lý nào ảnh hưởng tới việc bú mẹ hay không và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bú mẹ

Môi trường yên tĩnh, thoải mái và an toàn là yếu tố quan trọng giúp bé cảm thấy dễ chịu để bú được nhiều hơn. Hãy cố gắng giảm ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố có thể gây xao nhãng xung quanh. Ba mẹ cũng có thể thử tạo không gian ấm áp, gần gũi bằng cách giữ bé gần mẹ, dùng đèn có ánh sáng dịu nhẹ và hát ru hoặc nói chuyện nhẹ nhàng với bé.

Về tư thế bú, nếu bé có thói quen bú sữa ở một tư thế nhất định, mẹ hãy thử thay đổi tư thế khác để tạo sự mới mẻ. Một số bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được bú ở tư thế khác.

dau-hieu-tre-bo-bu-me-4

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cho con bú đúng cách và tư thế cho con bú đúng cách không sặc

Kiên trì

Trong quá trình giúp bé bú mẹ ngon lành trở lại, sự kiên nhẫn là rất quan trọng. Mẹ hãy giữ lịch trình bú đều đặn và cố gắng duy trì thói quen này hàng ngày. Hãy khen ngợi bé khi bé bú mẹ để tạo động lực cho bé. Mẹ cũng nên tạo sự gắn kết với bé yêu thông qua các hoạt động như chơi đùa, âu yếm để bé cảm thấy an tâm và gắn bó với mẹ hơn.

Kết luận

Việc trẻ bỏ bú mẹ là điều khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, với sự kiên trì, tình yêu thương và những kiến thức đúng đắn, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé quay trở lại bú mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hãy luôn nhớ rằng, sữa mẹ không chỉ là thức ăn mà còn là tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)