Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

day-ron-quan-co-thai-nhi

Dây rốn quấn cổ là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về tình trạng này và những ảnh hưởng của nó. Vậy dây rốn quấn cổ thai nhi có thực sự nguy hiểm? Liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp các mẹ bầu yên tâm hơn trong suốt quá trình mang thai.

Dây rốn là gì?

Dây rốn là một ống mềm, dài khoảng 50-60cm, kết nối giữa thai nhi và nhau thai của người mẹ. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho thai nhi. Đây là ống dẫn hai đầu cực quan trọng nên nếu có vấn đề gì xảy ra với ống dẫn này thì cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy hiểm.

Đối với thai nhi từ 24 đến 26 tuần tuổi, tỷ lệ trẻ bị dây rốn quấn cổ là khoảng 12%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 37% khi thai nhi phát triển đủ tháng. Đây là trường hợp bình thường và không gây ra ảnh hưởng xấu như các bệnh ở trẻ cũng như liên quan đến tử vong chu sinh. Vì thế mà khi mẹ đi khám thai, các bc sĩ thường ít báo về tình trạng con bị dây rốn quấn cổ, chỉ trừ khi trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.

day-ron-quan-co-thai-nhi-1

Cách phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhi

Việc xác định dây rốn quấn cổ thường được chẩn đoán qua siêu âm vì gần như hiện tượng này không có biểu hiện ra bên ngoài.

Các phương pháp phát hiện:

  • Siêu âm: Đây là phương pháp chính xác nhất để phát hiện dây rốn quấn cổ. Bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm để quan sát hình ảnh của thai nhi và dây rốn trong bụng mẹ. Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được số vòng dây rốn quấn quanh cổ, vị trí quấn và mức độ chặt của dây rốn.
  • Theo dõi nhịp tim thai: Trong quá trình khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của thai nhi. Nếu nhịp tim thai có những bất thường như giảm đột ngột, tăng đột ngột hoặc nhịp tim không đều, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dây rốn bị chèn ép.

Ngoài ra, thai máy bất thường cũng có thể là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Mẹ bầu có thể tự theo dõi chuyển động của thai nhi. Nếu cảm thấy thai nhi ít đạp hoặc đạp quá mạnh, mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra.

day-ron-quan-co-thai-nhi-2

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Dây rốn quấn cổ thai nhi không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ chỉ quấn một hoặc hai vòng, không quá chặt và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể tiềm ẩn nguy cơ trong một số trường hợp. Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai sẽ bị cản trở, dẫn tới thai nhi có thể nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.

Nếu dây rốn quấn quá chặt, có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé, đặc biệt là trong quá trình chuyển dạ. Dây rốn quấn còn có thể khiến bé khó di chuyển qua ống sinh sản, kéo dài thời gian chuyển dạ.

day-ron-quan-co-thai-nhi-3

Mẹ nên làm gì khi dây rốn quấn cổ bé?

Trước tiên, mẹ cần hiết là tình trạng dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm nên không cần lo lắng. Trên thực tế có khá nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn vào cổ khi ở tuần thai thứ 18 – 25.

Để tránh trường hợp bé bị quấn cổ khi đã lớn sẽ không có phương pháp nào tháo gỡ được thì mẹ cần đi khám thai theo đúng lịch định kỳ và thường xuyên theo dõi thai máy. Mẹ nên chú ý đến các cử động của bé mỗi ngày. Nếu bé đạp ít hoặc ngừng đạp, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt của mình trong thai kỳ. Tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian để vận động nhẹ nhàn. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.

Tham khảo thêm: Thai nhi không đạp bao lâu thì nguy hiểm? Mẹ cần xử lý thế nào?

Kết luận

Dây rốn quấn cổ là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ và đa số các trường hợp đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của thai nhi là vô cùng quan trọng. Các mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, mẹ bầu hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn mang thai một cách an toàn và sinh ra một em bé khỏe mạnh.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)