Giải đáp thắc mắc: Cho trẻ bú bình có bị hô không?

cho-tre-bu-binh-co-bi-ho-khong

“Cho trẻ bú bình có bị hô không” là câu hỏi mà không ít mẹ bỉm sữa trăn trở. Liệu việc lựa chọn phương pháp nuôi con này có ảnh hưởng đến hàm răng xinh xắn của bé sau này? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp chính xác và khoa học nhất nhé!

Giải đáp thắc mắc: “Cho trẻ bú bình có bị hô không?”

Việc cho trẻ bú bình có thể gây hô răng nếu không được thực hiện đúng cách và do không lựa chọn núm ti phù hợp với kích thước miệng của bé.

Theo nhận định của các chuyên gia: Bé có thể bị hô nếu mẹ cho bé bú núm bình không phù hợp. Chất liệu núm quá cứng hoặc tia sữa ở bình đẹp đều khiến bé phải dùng lực mạnh để mút sữa. Lưỡi sẽ tác động lên răng và hàm với một lực nhất định. Nếu bú bình quá thường xuyên và kéo dài, lực này có thể làm thay đổi vị trí của răng và hình dạng của hàm, dẫn đến tình trạng răng bị hô.

cho-tre-bu-binh-co-bi-ho-khong-1

Bên cạnh đó, việc mẹ cho bé bú bình quá sớm hoặc bú sai cách cũng có thể khiến bé bị hô. Khi còn quá nhỏ, xương hàm của bé chưa cứng cáp hẳn, nếu phải bú bình, bé sẽ phải dùng lực mút mạnh hơn ti mẹ. Theo Hiệp hội Sức khoẻ bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ khuyên rằng, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé bú bình khi bé được 1 tháng tuổi. Lúc này xương hàm của bé đã ổn định hơn, ít bị ảnh hưởng bởi núm bình hơn và khả năng bị hô cũng sẽ giảm đi.

cho-tre-bu-binh-co-bi-ho-khong-2

Cách khắc phục tình trạng bé bú bình bị hô

Chọn núm ti phù hợp 

Như đã nói ở trên, việc chọn núm ti bình sữa không phù hợp có thể khiến bé gặp khó khăn trong việc mút sữa, dẫn tới nguy cơ bé dần bị hô. Vì thế, lựa chọn bình sữa có núm ti phù hợp vô cùng quan trọng.

Khi lựa chọn núm vú cho bé, mẹ nên chọn núm có kích thước theo độ tuổi và nhu cầu của bé. Dòng chảy của bình sữa phụ thuộc vào kích thước lỗ sữa. Kích thước S, M, L hoặc 1, 2, 3, 4 của tia sữa ở núm tương đương với mức chảy từ ít tới nhiều của sữa.

Tiếp đến, mẹ nên chọn núm vú có cổ rộng vì loại này bé dễ ngậm đúng khớp hơn. Phần cổ núm rộng tạo được cảm giác gần giống với ti mẹ, giúp bé làm quen nhanh hơn và không phải thay đổi lực bú quá nhiều khi chuyển sang bú bình. Điều này cũng làm giảm ảnh hưởng của việc bú bình tới răng lợi của bé.

Cuối cùng, mẹ nên chọn núm có độ mềm mại, đàn hồi tốt. Đây cũng là tiêu chí giúp bé không mất nhiều lực để mút sữa, gây những tác động xấu tới xương, cơ hàm,…

cho-tre-bu-binh-co-bi-ho-khong-3

Núm ti bình sữa Kamidi có đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên. Vì thế sản phẩm nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn mẹ bỉm Việt và đặc biệt được Hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh viện Bưu điện và nhiều bệnh viện lớn khác tin dùng.

  • Núm làm bằng silicone y tế cao cấp, mềm mại và mô phỏng hoàn hảo bầu ngực mẹ, thiết kế dễ bắt khớp và có tác dụng chỉnh nha. Không chỉ an toàn mà núm còn thân thiện với răng lợi của bé.
  • Có 4 size cho mẹ lựa chọn: núm 1 tia cho bé dưới 5 tháng tuổi, núm 3 tia dành cho bé trên 5 tháng tuổi, núm chữ Y cho bé trên 7 tháng tuổi và núm tập hút cho bé trên 8 tháng tuổi.
  • Núm có thiết kế bầu rộng tựa bầu ngực mẹ đem lại cho bé cảm giác bú chân thực nhất.
  • Van khí kép trên núm ti giúp chống sặc hiệu quả giúp bé không bị nuốt không khí, ợ hơi, chướng bụng giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ, mẹ cũng đỡ phải vỗ ợ hơi cho con.

cho-tre-bu-binh-co-bi-ho-khong-4

Liên hệ hotline 033.6655.466 hoặc fanpage  Kamidi Việt Nam để được tư vấn chi tiết về sản phẩm nhé!

Tham khảo thêm: Núm bình sữa Kamidi có những loại nào? Khi nào tăng size núm ti

Không lạm dụng núm ti giả

Việc ngậm núm ti giả quá nhiều hoặc quá lâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của vòm miệng và vị trí của lưỡi, từ đó gây ra tình trạng hô. Ba mẹ chỉ nên dùng ti giả khi bé quấy khóc quá mức, không lạm dụng để tránh bé coi ngậm ti giả như một thói quen. Đặc biệt, nếu bé ngậm ti giả quá 6 giờ liên tụ thì nguy cơ hô răng sẽ cao hơn.

Tố nhất ba mẹ nạn chế cho bé ngậm núm ti giả quá 1 giờ mỗi lần và không nên cho bé ngậm khi ngủ.

Không cho bé ngậm/mút tay quá mức

Thói quen ngậm tay hoặc mút tay quá nhiều có thể đẩy răng về phía trước, gây ra tình trạng răng hô cùng nhiều vấn đề khác như hôi miệng, sâu răng, viêm lợi,…

Mẹ có thể luyện cho con từ bỏ thói quen này bằng cách:

  • Khi bé có dấu hiệu muốn ngậm tay, hãy chuyển hướng sự chú ý của bé bằng đồ chơi hoặc hoạt động khác.
  • Tạo cho bé môi trường sống, nhịp sống an toàn, lành mạnh như ngủ đủ giấc, ăn đủ no, chơi và trò chuyện thường xuyên với bé để bé luôn được vui vẻ, thoải mái, hạn chế quấy khóc hay để bé ở một mình quá lâu. Bởi khi bé đói, tủi thân, sợ hãi bé sẽ vô thức đưa tay lên miệng ngậm mút.

cho-tre-bu-binh-co-bi-ho-khong-5

Loại bỏ thói quen thở bằng miệng của bé

Thở bằng miệng khiến hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới, lâu dần dẫn đến tình trạng hô. Một vài mẹo hay ba mẹ có thể áp dụng để loại bỏ thói quen thở bằng miệng của bé:

  • Khi bé bị ngạt mũi, khó thở mẹ hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, hút mũi để làm thông thoáng đường thở của bé, bé sẽ không thở bằng miệng nữa.
  • Giúp bé ngủ đúng tư thế, đầu không quá cao hoặc quá thấp.
  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi bặm, vi khuẩn bằng cách dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày, xịt khuẩn thường xuyên. Bởi khi bé bị viêm mũi dị ứng, bé sẽ phải thở bằng miệng nhiều hơn.

Kết luận

Qua những thông tin chia sẻ, chúng ta có thể thấy rằng việc chọn núm ti phù hợp, hạn chế sử dụng ti giả và ngậm tay, cùng với việc tạo thói quen thở bằng mũi là những giải pháp hữu hiệu để phòng tránh tình trạng hô răng ở trẻ bú bình. Hãy áp dụng những lời khuyên này một cách kiên trì để bé yêu có một hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh ba mẹ nhé!

0/5 (0 Reviews)