Hội chứng Tic ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

hoi-chung-tic-o-tre-em

Bạn đã bao giờ chứng kiến cảnh một đứa trẻ liên tục nháy mắt, vặn cổ hoặc phát ra những âm thanh kỳ lạ một cách vô thức? Đó có thể là dấu hiệu của hội chứng Tic – một tình trạng rối loạn thần kinh khá phổ biến ở trẻ em. Hội chứng này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ra hội chứng Tic ở trẻ em là gì và làm thế nào để giúp trẻ vượt qua tình trạng này?

Hội chứng Tic ở trẻ em là gì?

Hội chứng Tic là một tình trạng thần kinh khiến trẻ có những hành động hoặc phát âm lặp đi lặp lại một cách đột ngột và không tự chủ. Những hành động này thường ngắn, nhanh và lặp đi lặp lại nhiều lần. Chúng có thể là những cử động đơn giản như nháy mắt, nhún vai, hoặc phức tạp hơn như bắt chước hành động của người khác.

Rối loạn Tic có xu hướng trầm trọng vào độ tuổi 11 – 12 tuổi. Sau đó, bệnh sẽ gảm dần kh bé bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, ở một số bé tình trạng có thể không thuyên giảm dù đã bước vào tuổi trưởng thành.

hoi-chung-tic-o-tre-em--1

Phân loại hội chứng Tic

Hội chứng Tic được phân loại dựa trên loại tic, thời gian xuất hiện và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là hai phân loại chính:

Bệnh Tic đơn giản

Các tic đơn giản thường là những cử động hoặc âm thanh ngắn, lặp đi lặp lại, không có mục đích như nháy mắt, nhún vai, vặn cổ, co mũi…

Bệnh Tic phức tạp

Các tic phức tạp thường có tính chất phức tạp hơn, bao gồm các hành động có mục đích hoặc các câu nói có ý nghĩa.

  • Tic vận động: Múa may, bắt chước hành động của người khác, chạm vào đồ vật theo một trình tự nhất định,…
  • Tic âm thanh: Nói tục, lặp lại những câu nói của người khác, hát những bài hát không có ý nghĩa, nói tục nhiều,…

Dấu hiệu bệnh Tic ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết bệnh Tic ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý như sau:

  • Tic vận động: Nháy mắt liên tục, nhún vai, vặn cổ, co mũi, vặn tay, hay các cử động bất thường khác ở mặt, đầu, vai hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tic âm thanh: khịt mũi, hắng giọng, rít lên, phát ra các âm thanh lại, lặp lại các từ hoặc cụm từ vô nghĩa, nói tục (ở một số trường hợp nặng)
  • Thay đổi theo thời gian: Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các Tic có thể thay đổi theo ngày, tuần hoặc tháng.
  • Tăng lên khi căng thẳng: Các Tic thường trở nên tồi tệ hơn khi trẻ căng thẳng, mệt mỏi hoặc buồn chán.
  • Giảm đi khi trẻ tập trung vào một hoạt động nào đó: Ví dụ như xem phim, chơi game.
  • Có thể xuất hiện hoặc biến mất: Một số Tic có thể biến mất và được thay thế bằng các Tic khác.

hoi-chung-tic-o-tre-em-2

Nguyên nhân gây ra bệnh Tic ở trẻ

Hiện tại nhuyên nhân gây ra hội chứng Tic ở trẻ chưa được xác định. Một số yếu tố sinh học môi trường có thể gây ra hội chứng này như các chất dị ứng. hoá chất, phim ảnh, trò chơi điện tử. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng Tic là do gen di truyền, trong khi một số khác lại cho rằng do những bất thường não, các chất dẫn truyền thần knh. Hội chứng Tic cũn có thể do đột quỵ, nhiễm trùng, chấn thương đầu,…

Ngoài ra, các bệnh thoái hoá thần kinh như Huntington, nhũn não, bệnh tế bào gai thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra Tic.

hoi-chung-tic-o-tre-em-3

Phương pháp chữa trị bệnh Tic ở trẻ

Đối với các bé mắc rối loạn Tic, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Nhưng phổ biến nhất, trẻ sẽ được điều trị với các phương pháp như sau:

Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh Tic. CBIT giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu báo trước khi tic xảy ra và học cách thay thế các hành động tic bằng các hành động khác. Nhà điều trị sẽ sử dụng phương pháp “đảo ngược thói quen” giúp trẻ nhận biết và kiểm soát các cảm giác thôi thúc trước khi thực hiện hành động Tic.

Ví dụ, trẻ thường hay nháy mắt, với liệu pháp này trẻ sẽ nhận thức được những hành động của bản thân và thay thế bằng hành động khác như thở sâu, nhắm mắt trong vài giây.

Điều trị với thuốc

Một số loại thuốc như thuốc giảm đau hoặc thuốc chống loạn thần: pimozide, risperidone và aripiprazole là những loại thuốc chủ yếu để điều trị hội chứng Tic ở trẻ. Tuỳ theo biểu hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.

Chữa trị bệnh gây ra Tic

Nếu hội chứng Tic là do bé đang mắc một căn bệnh nào đó thì chỉ cần điều trị bệnh là Tic sẽ biến mất. Cách tốt nhất để điều trị Tic là ba mẹ cần đưa bé đi khám, tìm ra nguyên nhân và ngăn ngừa nó.

Cách phòng ngừa bệnh Tic cho trẻ

Mặc dù không có cách nào để hoàn toàn ngăn ngừa bệnh Tic, nhưng việc tạo một môi trường sống lành mạnh và áp dụng một số biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ và giảm thiểu các triệu chứng:

  • Tạo không khí gia đình ấm áp, tránh những xung đột và áp lực không cần thiết.
  • Khuyến khích các hoạt động giải trí như đọc sách, chơi game, vẽ tranh… giúp trẻ thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Tạo điều kiện để trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và lo lắng.
  • Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hãy đưa trẻ đi tư vấn tâm lý.
  • Giúp trẻ lập kế hoạch và sắp xếp công việc hợp lý để tránh bị quá tải.

hoi-chung-tic-o-tre-em-4

Tham khảo thêm: Các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ gây nguy hiểm cao

Kết luận

Hội chứng Tic ở trẻ em là một vấn đề phức tạp, chưa có lời giải đáp hoàn toàn. Tuy nhiên, bằng việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ba mẹ có thể giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc tạo một môi trường sống lành mạnh, giảm căng thẳng, và quan tâm đến sức khỏe tâm lý của trẻ là những yếu tố quan trọng. Với sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và các chuyên gia y tế, trẻ em mắc bệnh Tic hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn và phát triển toàn diện.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)