Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

cham-soc-tre-sau-tiem-chung

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiêm, một số trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc… Do đó, ba mẹ cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để giúp bé mau hồi phục và giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Một số triệu chứng thường gặp sau khi tiêm Vắc xin cho trẻ

Sốt

Đây là triệu chứng phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin. Sốt thường nhẹ (dưới 38.5°C) và chỉ kéo dài 1 – 2 ngày. Ba mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol theo liều lượng phù hợp với cân nặng của bé, chườm ấm bằng khăn mát và cho bé uống nhiều nước.

Đặc biệt khi trẻ sốt trên 39°C và kèm theo các biểu hiện như khóc thét không ngừng, tím tái,… thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Rối loạn tiêu hóa

Bé có thể bị tiêu chảy, nôn trớ hoặc táo bón sau khi tiêm vắc xin. Bé đi ngoài nhiều lần, phân loãng hơn bình thường. Vài ngày sau, tình trạng này sẽ tự khỏi. Vì thế, ba mẹ không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay men tiêu hóa. Thay vào đó, Cba mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ các bữa, ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và cho bé uống nhiều nước.

Phản ứng tại vết tiêm

Vết tiêm của bé có thể bị sưng đỏ, đau, cứng hoặc có dịch chảy ra. Đối với tình trạng sưng đỏ thì hoàn toàn bình thường, có thể tự khỏi sau và ngày. Nếu ba mẹ thấy chỗ tiêm có dịch chảy ra và sờ vào có cảm giác đau chứng tỏ bé có thể bị viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do kim tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc kỹ thuật tiêm không đúng. Để khắc phục ba mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám.

Phát ban

Nổi phát ban có thể xuất hiện sau khi bé tiêm vắc xin sởi, quai bị và Runbella. Tại vị trí tiêm phòng thủy đậy cũng có thể hình thành các mụn nước gây đau, sưng. Các triệu chứng này đều sẽ biến mất sau khoảng 1 – 2 ngày.

Triệu chứng giả cúm

Bé tiêm phòng cúm có thể xuất hiện các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,… Nếu bé chảy nhiều dịch mũi ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi. Một số bé có thể quấy khóc và biếng ăn. Sau khoảng 1 – 2 ngày tình trạng này sẽ biến mất và bé sẽ bình thường trở lại.

cham-soc-tre-sau-tiem-chung-1
Ba mẹ cần phân biệt triệu chứng bình thường với các triệu chứng nguy hiểm sau tiêm phòng cho trẻ

Một số triệu chứng nguy hiểm ở trẻ sau khi tiêm phòng

Mặc dù tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên một số trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm, trong đó có một số triệu chứng nguy hiểm cần được theo dõi và xử lý kịp thời.

Ngưng thở, sốc phản vệ

Phản ứng dị ứng nặng (Sốc phản vệ): Đây là phản ứng nguy hiểm nhất sau tiêm phòng, có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ sau khi tiêm. Bé có các triệu chứng: khó thở, thở khò khè, sưng cổ họng hoặc mặt, nổi mề đay lan rộng, da xanh tái, mạch nhanh, huyết áp tụt, ý thức lơ mơ hoặc mất ý thức.

Sốt cao kèm co giật

Sốt cao trên 39°C là biểu hiện rất nguy hiểm sau tiêm. Sốt cao kéo dài có thể dẫn đến co giật ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bé có thể sốt cao trên 39°C, kèm theo các biểu hiện như run rẩy, lờ đờ, co giật.

Nôn trớ liên tục

Nôn trớ liên tục có thể dẫn đến mất nước và điện giải ở trẻ. Sau khi tiêm phòng, ba mẹ cần chú ý xem bé có các biểu hiện nôn trớ nhiều lần trong ngày, không thể bú hoặc ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, lờ đờ hay không. Lúc này, ba mẹ nên cho trẻ uống dung dịch oresol hoặc nước lọc theo hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ bú hoặc ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng (tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, da nhăn nheo…), cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Tím tái và quấy khóc

Tím tái và quấy khóc có thể là dấu hiệu của suy hô hấp hoặc thiếu oxy. Các biểu hiện của triệu chứng này bao gồm ba và môi bé tím tái, khó thở, thở khò khè, quấy khóc liên tục, không thể dỗ dành.

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Tại cơ sở tiêm

Sau khi tiêm, hãy theo dõi bé trong vòng 15-30 phút để đảm bảo bé không có bất kỳ phản ứng phụ nào nghiêm trọng. Nếu bé có bất kỳ phản ứng phụ nào nhẹ, chẳng hạn như sưng đỏ hoặc đau tại chỗ tiêm, ba mẹ hãy hỏi nhân viên y tế cách xử trí. Hãy ghi lại thông tin về loại vắc xin bé đã được tiêm, thời gian tiêm và bất kỳ phản ứng phụ nào bé gặp phải.

Trước khi tiêm, ba mẹ nên đưa sổ tiêm phòng của bé và chủ động khai báo tình trạng sức khỏe của bé với bác sĩ. Việc này sẽ giúp bác sĩ nắm được bé có bị ốm, loại thuốc được sử dụng hoặc các tiền sử phản ứng quá mẫn cảm với vắc xin. Sau đó bác sĩ sẽ cân nhắc quyết định có nên tiêm hay không.

cham-soc-tre-sau-tiem-chung-2

Tại nhà

Ba mẹ hãy theo dõi bé từ 48 – 72 giờ tiếp theo sau khi tiêm tại nhà. Bên cạnh bé 24/24 để quan sát các dấu hiệu về tinh thần, ăn ngủ, thở, nốt phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, toàn trạng, đặc biệt là vào ban đêm. Đồng thời ba mẹ nên áp dụng các cách chăm sóc trẻ sau tiêm tại nhà dưới đây:

  • Cho bé ăn đủ bữa, đúng tư thế. Đồng thời nên cho bé uống nước và bú nhiều hơn.
  • Chú ý không để bé chạm vào chỗ tiêm, đồng thời không tì đè khi bế bé hoặc bất cứ thứ gì vào vết tiêm để tránh gây nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi nhanh cho bé.
  • Khi bé sốt, ba mẹ dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt bé. Đồng thời nới lỏng quần áo, chườm ấm, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, ba mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế ngay lập tức.

cham-soc-tre-sau-tiem-chung-3

Tham khảo thêm: Bé biếng ăn sau tiêm phòng: nguyên nhân và 5 giải pháp cho ba mẹ

Kết luận

Chăm sóc bé sau tiêm chủng chủng không chỉ là vấn đề quan trọng với sức khỏe bé mà còn là cách thể hiện tình yêu thương vô bờ của ba mẹ đối với trẻ nhỏ. Hy vọng những thông tin trên ba mẹ đã hiểu rõ các phản ứng sau tiêm từ nặng đến cũng như cách chăm sóc bé sau tiêm bài bản, đúng cách.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)