Hướng dẫn nấu cháo cá chép an thai cho bà bầu chuẩn bài

nau-chao-ca-chep-an-thai

Cháo cá chép từ lâu đã được xem là món ăn bổ dưỡng, giúp các mẹ bầu an thai, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Với những công thức nấu đơn giản nhưng hiệu quả, mẹ hoàn toàn có thể tự tay chế biến món ăn này tại nhà để bồi bổ cơ thể. Cùng khám phá cách nấu cháo cá chép an thai thơm ngon, dễ làm ngay tại nhà nhé!

Bà bầu ăn cháo cá chép có tốt không?

Từ xưa, theo kinh nghiệm dân gian, cháo cá chép cho mẹ bầu là một trong những phương pháp giúp em bé sinh ra thông minh, da trắng, đôi môi đỏ. Trên thực tế, đây là một món ăn rất bổ dưỡng cho mẹ bầu.

  • Giàu dinh dưỡng: Cá chép chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất như canxi, sắt, omega-3… giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là não bộ.
  • Dễ tiêu hóa: Cháo cá chép mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa của bà bầu, giúp giảm tình trạng ốm nghén.
  • An thai: Theo kinh nghiệm dân gian, cháo cá chép có tác dụng an thai, giúp giảm nguy cơ sảy thai, sinh non.
  • Tăng cường sức đề kháng: Các chất dinh dưỡng trong cá chép giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn.

nau-chao-ca-chep-an-thai-1

3 cách nấu cháo cá chép thơm ngon giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Cháo cá chép truyền thống

Nguyên liệu:

  • Cá chép: 500g
  • Gạo tẻ: 1/2 chén
  • Gạo nếp: 1 nắm
  • Hành lá

Cách làm:

  • Cá chép khi mua nhờ người bán làm sạch vẩy, cạo nhớt, bỏ ruột. Sau khi đem về rửa lại với giấm hoặc rượu để làm sạch cá và khử tanh.
  • Trộn gạo nếp với gạo tẻ với nhau, ngâm trong 4 tiếng. Sau đó vo lại gạo, để ráo. Sau đó cho lên nồi nấu đến khi gạo nở bụng và nhừ.
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
  •  Luộc cá. Khi cá chín thì gỡ xương lấy phần thịt. Ướp thịt cá này với tiêu, nước mắm.
  • Phi thơm hành khô. Cho thịt cá vào xào săn rồi tắt bếp. Chú ý đảo nhẹ tay để cá không bị nát.
  • Khi cháo nhừ thì cho phần thịt cá đã xào vào và nấu thêm vài phút. Nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

nau-chao-ca-chep-an-thai-2

Hướng dẫn nấu cháo cá chép với đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Cá chép: 500g
  • Đậu xanh: 50g
  • Gạo tẻ: 150g (hoặc 1/2 chén ăn cơm)
  • Gạo nếp: 1 nắm
  • Hành lá, thì là, gừng

Cách làm:

  • Mua cá chép làm sạch. Khử mùi tanh với rượu hoặc gừng.
  • Đem gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh vo sạch.
  • Đem cá chép đi luộc chín. Sau đó, gỡ lấy phần thịt cá. Ướp thịt cá với tiêu, nước mắm.
  • Cho hỗn hợp gạo, đậu xanh vào nước luộc cá, nấu cho tới khi chín nhừ.
  • Trong lúc chờ cháo chín thì phi thơm hành để xào phần thịt cá.
  • Khi cháo chín thì cho phần thịt cá vừa xào vào nồi và tiếp tục nấu thơm 3 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá, thì lá rồi tắt bếp.

nau-chao-ca-chep-an-thai-3

Hướng dẫn nấu cháo cá chép với hạt sen

Nguyên liệu:

  • Cá chép: 500g
  • Gạo: 150g
  • Hạt sen tươi: 2/3 chén
  • Hành lá, hành khô, rau ngò

Cách làm:

  • Cá chép làm sạch và cắt thành từng khúc. Hạt sen bỏ phần tâm. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Đem cá chép đi luộc chín. Chờ cho nguội thì gỡ lấy thịt.
  • Phi hành rồi cho phần thịt cá vào xào săn, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Cho hạt sen, gạo vào nồi nước luộc cá nấu cho đến khi chín nhừ. Sau đó cho phần cá chép đã xào chín vào nồi và khuấy đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, thêm hành lá, rau ngò rồi tắt bếp.

nau-chao-ca-chep-an-thai-4

Một số lưu ý khi ăn cháo cá chép cho mẹ bầu

Tuy cháo cá chép rất tốt cho bà bầu, nhưng để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích của món ăn này, các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Tốt nhất cho mẹ bầu là cá chép sông. Mẹ có thể phân biết với cá chép ao thông qua một số đặc điểm sau: mình dài, màu sậm hơn, vảy được phân bố dày hơn. Đặc biệt, không nên mua cá có trứng bởi lúc này mình của chúng mỏng, thịt ít. Bên cạnh đó, nên chọn mua nguyên con, không nên mua lát để chắc chắn con cá đó còn sống.
  • Mẹ không nên ăn ruột gan cá bởi đây chính là những cơ quan chứa nhều vi khuẩn, có thể gây hại cho sức khỏe mẹ.
  • Khi làm cá hãy cẩn thận để không làm vỡ mật bởi chất cyprinol sulfate có trong mật có thể gây đắng hoặc gây ngộ độc thực phẩm.
  • Cẩn thận nếu muốn kết hợp cá chép với các loại thực phẩm khác vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, ví dụ thịt gà hoặc cam thảo. Nguyên nhân là do thịt gà có tính ấm, cá chép lại có tính hàn, vị ngọt nên khi ăn cùng nhau có thể khiến mụn nhọt xuất hiện. Cam thảo lại là chất kỵ cá chép, có thể sinh độc tố. Vì thế khi muốn kết hợp cá chép với thực phẩm nào đó, mẹ hãy tìm hiểu kỹ.
  • Nếu mẹ có tiền sử bệnh về gan, thận hoặc dị ứng với hải sản, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Tham khảo thêm: Bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn dành cho bà bầu

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để nấu một bát cháo cá chép thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu. Bên cạnh công thức cơ bản, bạn có thể sáng tạo thêm nhiều cách nấu cháo cá chép khác nhau để phù hợp với khẩu vị của mình. Hãy tự tin trổ tài bếp núc và tạo ra những món ăn ngon miệng bồi bổ thai kỳ nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)