Khi nào cho bé ngậm núm giả để không bị phụ thuộc?

ngam-num-gia

Cho bé ngậm núm giả có những lợi ích và hạn chế nhất định. Một trong những rào cản lớn nhất khiến các mẹ băn khoăn có nên cho bé ngậm núm giả không là việc bé dễ bị phụ thuộc khiến cho công cuộc cai núm giả rất vất vả cho cả mẹ và bé. Vì thế, việc sử dụng núm ti giả vào lúc nào rất quan trọng để tối đa lợi ích và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực mà nó đem lại. Các mẹ hãy cùng Kamidi Việt Nam tìm hiểu xem khi nào nên cho bé ngậm núm giả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bé mấy tháng tuổi có thể bắt đầu sử dụng núm giả?

Cấu tạo ti mẹ và núm giả là hoàn toàn khác nhau. Bé có thể cảm thấy dễ dàng hơn khi ngậm núm giá. Vì thế nếu được làm quen trước với núm giả có thể sẽ khiến bé từ chối ngậm ti mẹ. Từ đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn đối với các em bé sinh non. Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến mẹ không thể cho bé ti trực tiếp, mẹ có thể sử dụng núm giả ngay từ đầu.

Còn nếu mẹ đang cho con bú, theo Học viện Nhi khoa Hoa kỳ, mẹ nên đợi đến khi bé bú hiệu quả thì mới bắt đầu cho bé ngậm núm giả. Thông thường, bé khoảng 3 – 4 tuần tuổi có thể sử dụng núm giả để tránh nhầm lẫn núm vú. Nhưng thời điểm tốt nhất mẹ nên cho bé ngậm núm giả là khi bé được 6 – 8 tuần. Lúc này lượng sữa bé bú tăng lên, bé dễ đói hay khóc mè nheo nên việc dùng ti giả có thể giúp bé bớt khó chịu.

Ngoài ra, khi dùng núm ty giả cho bé, mẹ cần tập cho trẻ ngậm núm giả từ từ. Lúc đầu, bé có thể hào hứng nhưng khi phát hiện núm vú giả không giống vú mẹ, bé sẽ cáu gắt.

ngam-num-gia-1

Tham khảo thêm: Cách cho bé ngậm núm giả mẹ nhàn, con ngoan

2. Khi nào mẹ nên cho bé ngậm núm giả?

2.1. Khi bé cần được xoa dịu

Bú mút là nhu cầu rất bản năng giúp trẻ sơ sinh có cảm giác an toàn. Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể ở bên con hoặc sẵn sàng cho con ngậm ti được. Sau thời gian nghỉ sinh thì mẹ sẽ phải bắt đầu quay trở lại công việc, những khi mẹ mệt mỏi, ốm, hoặc đầu ti mẹ gặp vấn đề,… Những lúc những thế, núm ti giả sẽ phát huy tác dụng. Mẹ có thể cho bé ngậm núm giả để làm dịu và đánh lạc hướng bé trong rất nhiều tinh huống thực tế như:

  • Khi bé bị ốm sốt, đau bụng, mệt mỏi
  • Khi bé đi khám bác sĩ hoặc tiêm phòng
  • Khi bé chuẩn bị đi tắm mà tỏ ra sợ nước
  • Khi đi mua đồ ở cửa hàng, siêu thị
  • Trong các chuyến đi đường dài, giúp bé giảm bớt lo lắng, buồn chán khi phải ngồi lâu trong một tư thế và giảm đau tai, ù tai.

Khi bé có nhu cầu bú mút, trước khi cho bé ngậm ti giả mẹ nên xem trẻ có đói bụng, mệt hay không thì giải quyết nhu cầu đó của bé trước, chứ không nên cho bé ngậm ngay. Như thế, lâu dần bé sẽ rất dễ bị phụ thuộc vào ti giả. Ngoài ra, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều thích ngậm núm giả vì một số bé có thể đáp ứng được nhu cầu bí của mình chỉ bằng việc bú mẹ hoặc ti bình.

Thay vì loay hoay tập cho bé ngậm núm giả, mẹ có rất nhiều cách để xoa dịu em bé của mình, như ôm ấp, đung đưa hoặc cùng nhún nhảy theo điệu nhạc nhẹ nhàng. Như vậy, nguyên tắc là: khi cần xoa dịu bé, mẹ hãy thử các cách khác trước khi dùng đến ti giả; không phải lúc nào bé đòi ti hay khóc là mẹ cho bé ngậm núm giả ngay. Làm như vậy sẽ tránh cho bé phụ thuộc vào núm giả.

2.2. Khi bé ngủ 

Ngay cả khi bé không quấy khóc thì việc ngậm núm giả cũng có thể giúp bé dễ ngủ và ngủ lâu hơn. Đồng nghĩa với việc mẹ cũng sẽ được ngủ ngon hơn và nhiều hơn. Núm ti giả có thể giúp bảo vệ bé khỏi hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và ngạt thở khi ngủ, bởi núm giả khiến bé khó nằm sấp hơn. Núm giả còn ngăn không cho mũi bé vô tình tiếp xúc quá gần nệm, gối hoặc chăn khiến bé bị khó thở.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng việc ngậm núm giả có thể giúp bé phát triển phản xạ thần kinh và các cơ quan tham gia và động tác hít thở tốt hơn. Nhờ ti giả, con dễ dàng ru mình vào giấc ngủ, từ đó hình thành thói quen ngủ tốt và giúp mẹ điều chỉnh nếp sinh hoạt cho bé hiệu quả.

Khi bé tỉnh giấc giữa chừng, bé có thể đang ngủ mơ hoặc bối rối, hoảng sợ bởi trạng thái ngủ bị gián đoạn một cách đột ngột. Lúc này ti giả đóng vai trò xoa dịu, giúp bé bình tĩnh và tự ngủ trở lại.

ngam-num-gia-2

3. Ti giả loại nào an toàn cho bé? 

Khi lựa chọn ti giả cho bé, mẹ cần cân nhắc thật kỹ để chọn ti phù hợp với bé. Trên thị trường có nhiều size núm tùy theo độ tuổi mẹ cần chọn dựa trên tuổi của bé. Ti giả Kamidi Nipple sử dụng được cho trẻ từ 0 tháng tuổi trở lên và có nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Ti giả Kamidi Nipple cho bé sơ sinh với chất liệu silicon cao cấp, không chứa BPA, đảm bảo an toàn vệ sinh, mềm mại và thoải mái với bé, đồng thời mẹ có thể khử trùng ở nhiệt độ cao.
  • Thiết kế dạng núm vú dẹt mô phỏng ti mẹ tạo sự quen thuộc cho bé giúp bé ngậm dễ dàng hơn. Nhờ đó, giúp giảm áp lực lên nướu, tránh các khuyết tật về răng miệng và cơ hàm cho bé.
  • Thiết kế lỗ thông gió ở cả hai bên, cho phép không khí ra vào tự do, giúp bé trong quá trình sử dụng sẽ thở dễ dàng và không bị đỏ mặt. Có dây chống rơi đa năng, đây là một điểm đặc biệt ở ti giả Kamidi Nipple, thiết kế dây ở ti giả giúp hạn chế tình trạng bị rơi, bị mất, vô cùng tiện lợi cho mẹ và bé.

ngam-num-gia-3

Sử dụng ti giả Kamidi Nipple cho bé sơ sinh, có thể xoa dịu trẻ, giúp bé giảm quấy khóc, ngủ ngoan hơn. Đồng thời còn thỏa mãn thói quen hay mút tay của trẻ. Bất kể ngày hay đêm, chỉ cần sử dụng ti giả Kamidi Nipple, em bé đều có thể thích nghi. Mẹ dễ dàng dỗ dành bé quấy khóc bất cứ lúc nào chỉ với ti giả Kamidi Nipple.

Tham khảo thêm: 4 lý do mẹ nên chọn ti giả dẹt Kamidi Nipple

Việc ngậm núm giả đúng cách cho trẻ sơ sinh sẽ giúp ích nhiều cho bé nếu mẹ cho bé sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để chuẩn bị cho bé yêu nhà mình sử dụng ti giả. Chúc mẹ thành công!

Đừng quên theo dõi website https://kamidi.vn/  và Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *