Không có kinh nguyệt có thai được không? Những điều bạn cần biết

khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong

Chúng ta thường nghĩ rằng kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy một người phụ nữ có khả năng sinh sản. Nhưng liệu điều này có hoàn toàn đúng? Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không? Hãy cùng khám phá những điều thú vị về khả năng sinh sản của phụ nữ.

Như thế nào được gọi là không có kinh nguyệt?

Không có kinh nguyệt còn gọi là vô kinh, là tình trạng một người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn như bình thường, thường là trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Các dạng không có kinh nguyệt:

  • Vô kinh nguyên phát: Là tình trạng phụ nữ chưa bao giờ có kinh nguyệt dù đã qua tuổi dậy thì.
  • Vô kinh thứ phát: Là tình trạng phụ nữ đã từng có kinh nguyệt nhưng đột ngột mất kinh trong thời gian dài, thường là 3 tháng hoặc 6 tháng.

Nguyên nhân dẫn đến không có kinh nguyệt ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ vô kinh, bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết: Sự mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và gây ra tình trạng vô kinh.
  • Các vấn đề về buồng trứng: Các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), suy buồng trứng sớm… có thể gây ra vô kinh.
  • Các vấn đề về tử cung: Các bệnh lý về tử cung như u xơ tử cung, polyp tử cung… cũng có thể gây ra tình trạng vô kinh.
  • Vấn đề liên quan đến sức khoẻ cơ thể: Vô kinh có thể xảy ra do stress, thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân khiến chu kỳ kinh hay hoạt động của hệ thống sinh sản bị ảnh hưởng.
  • Vận động mạnh và nặng: Nhiều chị em tập thể dục thể thao nặng với cường độ cao hoặc vận động viên có tỷ lệ cơ bắp cao và ít mỡ có thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thói quen ăn uống: Ăn uống không khoa học, không cân bằng các chất cần thiết có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng, cân bằng hormone đều có thể gây ra các vấn đề về sinh sản.
  • Tuổi tác: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Giai đoạn mãn kinh, đặc biệt là khoảng 40 – 50 tuổi, là thời kỳ cơ thể phụ nữ bắt đầu trải qua những thay đổi tự nhiên, dẫn đến sự giảm dần của chu kỳ kinh và có thể gây vô kinh.
  • Do thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc trị trầm cảm, thuốc chống dị ứng hay thuốc tránh thai đều có thể dẫn tới nguy cơ vô kinh.

khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong-1

Không có kinh nguyệt có thai được không?

Mặc dù vô kinh có thể là một dấu hiệu của vấn đề sinh sản nhưng nó không đồng nghiĩa với việc phụ nữ không thể mang thai. Một số người không có chu kỳ kinh nguyệt đều nhưng vẫn có khả năng thụ thai và mang thai. Vấn đề phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không thì tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của vô kinh.

Nếu vô kinh do rối loạn nội tiết, các vấn đề về buồng trứng hoặc tử cung, khả năng thụ thai sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu vô kinh do các yếu tố khác như stress, giảm cân đột ngột, hoặc do sử dụng thuốc tránh thai, thì khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra.

Nếu phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt và quan tâm đến việc có thai thì quan trọng nhất là phải thảo luận với bác sĩ. Làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân cụ thể của vô sinh và được bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ thích hợp để tăng khả năng mang thai.

khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong-2

Chẩn đoán và điều trị vô kinh

Đối với chẩn đoán vô kinh thứ phát, đầu tiên cần loại trừ mang thai bằng xét nghiệm hCG nước tiêu hoặc beta hCG huyết thanh. Sau đó, bác sĩ sẽ khai thác bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân vô kinh: bệnh nhân có đang bị stress, cân nặng thay đổi, chế độ ăn uống thế nào, luyện tập thể thao quá mức hay không; bệnh nhân có đang sử dụng loại thuốc nào không,… Bệnh nhân sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm nồng độ prolactin máu, nồng độ FSH, định lượng testosterone máu và DHED-S, nồng độ androgen,…

Đối với chẩn đoán vô kinh nguyên phát, bác sĩ sẽ khai thác thông tin từ bệnh nhân, gồm: bệnh nhân đã dậy thì hoàn toàn chưa, gia đình có thành viên nào dậy thì muộn không; thời kỳ sơ sinh và khi nhỏ xem xét cường tuyến thượng thận bẩm sinh; có sự thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập,… Sau đó, bệnh nhân sẽ làm thêm một vài xét nghiệm như siêu âm, định lượng testosterone và làm karyotype,…

Các biện pháp điều trị vô kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Ăn kiêng và tập thể dục được thực hiện đối với vô kinh do béo phì.
  • Cân bằng dinh dưỡng để tăng cân đối với vô kinh do giảm cân quá mức.
  • Thư giãn tinh thần.
  • Xây dựng lại chế độ luyện tập hợp lý.
  • Điều trị hormone thay thế theo chỉ định của bác sĩ đối với vô kinh do suy buồng trứng sớm.
  • Phẫu thuật đối với bệnh nhân có nhiễm sắc thể Y hoặc có tổn thương sinh dục nhằm phục hồi hoặc tạo hình âm đạo để máu kinh thoát ra.

khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong-3

Tham khảo thêm: Nhìn cổ tay biết có thai có chính xác không? Dấu hiệu nhận biết có thai chính xác

Kết luận

Như vậy, việc không có kinh nguyệt không hoàn toàn loại trừ khả năng mang thai. Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh. Để có câu trả lời chính xác và phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm: 0384.947.974

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *