Kinh nghiệm và lưu ý lần đầu cho bé ăn dặm mẹ bầu cần biết

Kinh nghiệm và lưu ý lần đầu cho bé ăn dặm mẹ bầu cần biết

Mẹ bầu lo lắng khi con mình bước vào giai đoạn ăn dặm với vô vàn câu hỏi trong đầu như: khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm, khi ăn có cần lưu ý gì không,… Việc bé bắt đầu ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé, đánh dấu sự chuyển đổi từ bú sữa mẹ sang thức ăn bổ sung. Để giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm và lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu, Kamiid xin chia sẻ một số thông tin dưới đây.

Ăn dặm là gì?

ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ, thường bắt đầu từ khi bé được 6 tháng tuổi. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của bé, đánh dấu sự chuyển đổi từ bú sữa mẹ sang thức ăn bổ sung.

Mục đích của việc cho bé ăn dặm:

  • Cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện: Sữa mẹ chỉ có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé trong 6 tháng đầu đời, sau đó bé cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng.
  • Giúp bé phát triển kỹ năng vận động: Khi ăn dặm, bé sẽ học cách cầm muỗng, đưa thức ăn vào miệng và nhai nuốt. Điều này sẽ giúp bé phát triển các cơ ở miệng, mặt và tay.
  • Giúp bé khám phá thế giới xung quanh: Ăn dặm là cơ hội để bé tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau, giúp bé phát triển vị giác và khứu giác.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Kamidi Viet Nam Nhung dau hieu cho thay be da san sang an dam

Mỗi bé lại có một nhịp sinh học khác nhau vì vậy thời điểm ăn dặm của từng bé cũng sẽ khác nhau. Đôi khi tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến thời điểm lần đầu ăn dặm củabé mà còn phụ thuộc vào sự phát triển và sẵn sàng của riêng từng bé. Khi bé 4 – 6 tháng tuổi, mẹ bầu cần theo dõi các dấu hiệu sau đây để biết bé đã sẵn sàng hay chưa:

  • Bé đã giữ được cổ, có thể ngồi thẳng để ăn với sự hỗ trợ của ghế ăn dặm.
  • Bé có phản xạ mở miệng ra khi thấy thức ăn đưa về miệng, thậm chí con có thể tỏ ra tò mò và thích thú với thức ăn khi cha mẹ đang ăn, bằng cách đưa tay ra đòi, với lấy thức ăn.
  • Bé có phản xạ thè lưỡi, dùng lưỡi đón lấy thức ăn từ miệng vào họng và nuốt khi được đút.
  • Bé đủ cân nặng để bắt đầu ăn dặm, thường là gấp đôi so với cân nặng khi sinh ra (từ 6kg).

Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu mẹ bầu nên biết

Kamidi Viet Nam Luu y khi cho be an dam lan dau me bau nen biet

Sau khi đưa ra quyết định về thời điểm ăn dặm thích hợp, mẹ bầu cần lưu ý trong những lần đầu ăn dặm của bé như sau:

  • Không thay thế sữa mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong 2 năm đầu đời của bé chiếm hơn 1⁄2 nhu cầu dinh dưỡng của bé từ 6 – 12 tháng tuổi và 1⁄3 nhu cầu khi 12 – 24 tháng tuổi. Vì vậy, chế độ ăn dặm của bé cần được cân bằng với sữa mẹ.
  • Cho bé bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc: Gạo là một trong các loại ngũ cốc mà cha mẹ nên thử trong lần đầu ăn của bé để vừa tăng cường bổ sung sắt vừa giảm nguy cơ dị ứng so với những loại ngũ cốc khác.
  • Cho Bé thời gian làm quen với ăn dặm: Trong những lần ăn đầu tiên, bé chỉ có thể ăn từ 1 – 2 muỗng vì chưa quen. Hãy cho bé thời gian để trải nghiệm và làm quen với việc ăn dặm. Khi bé đã quen, có thể con sẽ thích thú với thức ăn hơn và lúc đó cha mẹ có thể tăng số bữa cũng như lượng thức ăn cho bé.
  • Cho ăn bột ngọt trước bột mặn sau: Cho bé ăn bột ăn dặm cũng là một lựa chọn. Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm bằng bột ngọt, sau đó khoảng 2 – 4 tuần nếu thấy con thích nghi và tiêu hóa tốt, mẹ có thể chuyển sang bột mặn. Với loại bột ngọt, mẹ có thể pha cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức và không cần cho thêm bất kỳ loại thực phẩm nào. Với loại bột mặn, mẹ có thể cho thêm thịt, cá, rau, … để cung cấp đầy đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho bé
  • Tránh ép bé  ăn: Khi bé nhè thức ăn ra, hoặc bặm môi, ngậm miệng, quay đầu sang nơi khác hoặc thậm chí là khóc ré khi thấy thức ăn, đó là dấu hiệu cho thấy bé muốn ngừng ăn. Khi đó, mẹ không nên ép con ăn để đạt đủ lượng mà nên dừng lại và đợi cho đến khi bé đói và quay lại bữa ăn. Tương tự với thức ăn mới, nếu trong lần đầu ăn dặm bé tỏ ra không thích có nghĩa là trẻ chưa thích nghi với loại thực phẩm đó. Mẹ hãy kiên nhẫn thử lại lần sau và cho trẻ thời gian để học cách chấp nhận thực phẩm mới.
  • Số bữa ăn: Trong lần đầu ăn dặm, bé có thể chỉ ăn thức ăn lỏng với số bữa là 1 lần/ngày. Mẹ chú ý theo dõi nếu thấy con thích nghi và tiêu hóa tốt, có thể tăng dần lượng ăn trong mỗi bữa và tăng lên 2 bữa ăn/ngày trong 2 tháng tiếp theo cho đến khi bé  có thể ăn được 3 bữa/ngày lúc 10 – 11 tháng tuổi.

Tham khảo thêm: TOP 6 cách nấu cháo ăn dặm cho bé đảm bảo dinh dưỡng

Ăn dặm là một hành trình dài, các bậc cha mẹ nên đồng hành cùng bé, quan sát, điều chỉnh thực đơn linh hoạt để đảm bảo bé có chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Mỗi bé có một nhu cầu dinh dưỡng và sở thích ăn uống khác nhau, vì vậy, đừng so sánh bé với các bạn cùng trang lứa, hãy tôn trọng sở thích của bé và cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn ba mẹ nhé!

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi.vn

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *