Làm gì khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân?

tre-quay-khoc-khong-ro-nguyen-nhan

Trẻ sơ sinh quấy khóc là điều thường gặp, nhưng có khi là tiếng khóc kéo dài và không rõ nguyên nhân. Đôi khi, nó là điệu nhạc vui tươi báo hiệu sự khỏe mạnh, nhưng đôi khi lại là những nốt trầm buồn khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy làm thế nào để hiểu được những “ngôn ngữ” của bé và tìm ra cách dỗ dành hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp ba mẹ giải quyết khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân.

Vì sao trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc thường gặp nhất là nguyên nhân sinh lý (95%) và bệnh lý (5%).

Sinh lý

  • Đói: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khóc. Khi đói, trẻ sẽ khóc ầm ĩ, tìm vú mẹ và có những cử động liên quan đến việc bú.
  • Buồn ngủ: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, khi buồn ngủ mà không được ngủ, bé sẽ quấy khóc.
  • Tã bẩn: Tã bẩn gây khó chịu cho da bé, khiến bé cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.
  • Đau bụng: Đau bụng là nguyên nhân chính khiến bé khóc tái đi táo lại trong những tháng đầu tiên. Tất cả các bé đều có những cơn quấy khóc bình thường mỗi ngày. Nhưng nếu bé khóc hơn 3 giờ mỗi ngày có thể do đau bụng.
  • Đau: Các nguyên nhân đau gồm đau tai, đau lợi do mọc răng, loét miệng, hăm tã đều khiến bé quấy khóc nhiều.
  • Cho bé ăn quá nhiều: Một số bé khóc vì chướng bụng do bú quá nhiều. Tình trạng này có thể gây khó chịu kéo dài trong thời gian ngắn.
  • Bị kích thích quá mức: Tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh hoặc sự thay đổi đột ngột trong môi trường sống cũng có thể khiến bé quấy khóc.

tre-quay-khoc-khong-ro-nguyen-nhan-1

Bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý khiến bé quấy khóc dai dẳng ít phổ biến hơn nhưng cần được xem xét cẩn thận. Các nguyên nhân có thể chia thành 4 nhóm lớn: Tim, tiêu hoá, nhiễm trùng, chấn thương.

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân có biểu hiện gì?

Với trẻ nhỏ chưa biết nói, tiếng khóc giống như một thứ ngôn ngữ để bé thông báo cho ba mẹ biết tình trạng của mình. Những nhu cầu cơ bản và đòi hỏi của con đều được thể hiện qua tiếng khóc. Nếu ba mẹ quan sát và giải mã được tiếng khóc của con thì sẽ biết được con quấy khóc vì điều gì cũng như cần làm gì để con ngừng khóc. Trẻ sơ sinh quấy khóc không rõ nguyên nhân thường có các biểu hiện sau:

  • Khóc kéo dài và liên tục: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất. Bé có thể khóc hàng giờ liền, bất kể ngày hay đêm. Nếu bé khóc lặp đi lặp lại nhiều lần kèm những biểu hiện như miệng chóp chép, mút tay thì có thể con đang đói.
  • Khóc không có lý do rõ ràng: Khác với khi đói, tã bẩn hay khó chịu vì nhiệt độ, khi quấy khóc không rõ nguyên nhân, bé sẽ khóc mà không có dấu hiệu cụ thể nào cho thấy bé đang cần gì.
  • Khó dỗ dành: Bé có thể không chịu nựng nịu, bế ẵm, hoặc chỉ được dỗ dành trong thời gian ngắn rồi lại khóc trở lại.
  • Khuôn mặt đỏ bừng, căng thẳng: Khi khóc, bé có thể đỏ bừng mặt, nắm chặt tay, chân và có vẻ rất khó chịu.
  • Khóc ê a, ngắt quãng rồi nín: Đây có thể là biểu hiện bé muốn được đi ngủ.
  • Khó tiêu hóa: Một số bé có thể kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, quấy khóc nhiều hơn vào buổi tối.

tre-quay-khoc-khong-ro-nguyen-nhan-2

Hậu quả khi trẻ quấy khóc bất thường kéo dài

Việc trẻ sơ sinh quấy khóc kéo dài không chỉ gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng cho bố mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trước hết là anh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khóc quá nhiều có thể khiến bé nuốt nhiều không khí, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Bé quấy khóc nhiều cũng khiến giấc ngủ của chính bé bị gián đoạn, cơ thể bé không được nghỉ ngơi, các cơ quan không thể hoạt động bình thường. Mất ngủ khiến bé mệt mỏi rồi lại quấy khóc nhiều hơn. Ngoài ra, việc khóc liên tục có thể gây căng thẳng cho hệ thần kinh của bé, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Hơn nữa, bé khóc bất thường dai dẳng có thể là dấu hiện của bệnh lý nào đó.

Việc chăm sóc trẻ quấy khóc kéo dài khiến bố mẹ mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Khi bố mẹ quá mệt mỏi, họ có thể khó khăn trong việc dành thời gian cho bé, ảnh hưởng đến sự hình thành mối quan hệ gắn kết giữa mẹ và bé. Trong khi đó, trẻ sơ sinh cần được yêu thương, chăm sóc và an ủi. Nếu không được đáp ứng nhu cầu này, bé có thể cảm thấy bất an, lo lắng và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý sau này.

Cách xử lý khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân

Tìm cách xoa dịu con

Ba mẹ nên tìm cách xoa dịu bé và để bé không quấy khóc nữa bằng một số biện pháp sau:

  • Massage cho bé bằng cách xoa lòng bàn chân, bàn tay và lưng. Những động tác massage nhẹ nhàng này sẽ khiến cơ thể bé cảm thấy thoải mái và quá trình lưu thông máu tốt hơn/
  • Ôm ấp, vỗ về và trò chuyện với bé bằng những lời nói nhẹ nhàng để giúp bé bình tĩnh lại.
  • Cho bé nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng.
  • Cho bé ngậm ti giả. Nhiều bé cần ngậm ti giả vì yêu thích chứ không phải do đói.

tre-quay-khoc-khong-ro-nguyen-nhan-3

Đưa bé đi khám bác sĩ

Khi trẻ sơ sinh quấy khóc chưa rõ nguyên nhân, trước hết ba mẹ cần bình tĩnh, đừng quá lo lắng, mất kiểm soát vì sẽ khiến mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đó, ba mẹ hãy quan sát kỹ từng biểu hiện của bé, xem liệu tình trạng quấy khóc có xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý như đói, cần thay tã, buồn ngủ, cần vỗ về,… hay không.

Nếu đã giải quyết hết những vấn đề trên mà bé vẫn không ngừng khóc, ba mẹ cần đưa bé tới bệnh viện.

tre-quay-khoc-khong-ro-nguyen-nhan-4

Tham khảo thêm: Cách dỗ trẻ sơ sinh nín khóc hiệu quả

Kết luận

Việc trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân là điều thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, với sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những biện pháp phù hợp, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc đáo, vì vậy hãy kiên trì tìm ra cách phù hợp nhất để dỗ dành bé.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)