Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Cách để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé

lam-sao-de-be-het-bu-lat-nhat

Bé nhà bạn có thường xuyên bú lắt nhắt, ngủ không sâu giấc? Bạn lo lắng về nguồn sữa mẹ? Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và đưa ra những giải pháp hiệu quả để bé bú no và mẹ luôn có đủ sữa. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu “làm sao để bé hết bú lắt nhắt” ba mẹ nhé!

Nguyên nhân nào khiến bé bú lắt nhắt?

Bú lắt nhắt là tình trạng trẻ sơ sinh chỉ bú vài phút, có khi là 5 – 10 phút hoặc 2 – 3 phút đối với bé lớn hơn một chút. Mặc dù chưa bú no nhưng bé cũng nhả vú mẹ, không chịu bú tiếp. Sau đó 20 – 30 phút, bé lại quấy khóc đòi bú tiếp và chỉ tiếp tục bú trong vài phút.

Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể tới các nguyên nhân chính sau:

  • Do cấu tạo dạ dày bé: Tình trạng bé bú lắt nhắt thường xảy ra ở những bé dưới 12 tuần tuổi. Ở những tuần đầu đời này, dạ dày của bé còn rất nhỏ nên bé sẽ nhanh no và thường xuyên đòi bú lại. Với lượng sữa bú được, bé chỉ cần đi vệ sinh 1 – 2 lần là lại đói, cáu kỉnh và đòi bú.
  • Mẹ không đủ sữa cho bé bú: Sữa mẹ ít, bị tắc, sữa chảy gián đoạn khiến bé bú một lúc là hết sữa. Sữa không tiết ra đều cũng khiến bé khó chịu khi bú. Những điều này khiến bé nhả vú mẹ ra sớm, bé sẽ bú lắt nhắt để tìm kiếm thêm sữa.
  • Mẹ tạo thói quen bú lắt nhắt cho bé: Có nhiều mẹ cứ thấy con khóc thì lại cho bú như một cách dỗ dành. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé, khiến bé cứ đòi ngậm ti mẹ cho dù không thực sự đói.
  • Bé đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọ t(growth spurts): Khi bé bước vào giai đoạn tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng cao hơn bình thường nên bé bú nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu. Bé có thể đòi bú từ 18 – 32 lần/ giờ. Giai đoạn này thường xảy ra khi bé được 3 tuần tuổi, 6 tuần tuổi, 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi. Khi qua những cột mốc này, bé sẽ trở lại bú với tần suất bình thường.

lam-sao-de-be-het-bu-lat-nhat-1

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt?

Hạn chế quấn tã những ngày đầu

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những bé được quấn tã thường xuyên sẽ có xu hướng bú mẹ ít hơn. Vì thế, trong những ngày đầu đời, ba mẹ nên tránh quấn tã cho bé khi cho bé bú để có thể bé được thoải mái, tự do, dễ chịu hơn. Từ đó kích thích bé bú nhiều hơn, lâu hơn và cũng giúp sữa mẹ về nhiều hơn.

Cho bé bú đúng cách

Nếu bé bú mẹ chưa đúng cách và sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả bú sữa của bé. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh lại tư thế bú sao cho đúng để bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều sữa hơn. Đặc biệt mẹ cần chú ý tới khớp ngậm của bé. Bé bú đúng cách là miệng bé ngậm đầy bầu vú mẹ, môi trên và môi dưới mở rộng và mẹ sẽ không thấy bị đau khi bé bú.

lam-sao-de-be-het-bu-lat-nhat-2

Kéo dài thời gian giữa các cữ bú

Nếu bé quấy khóc, ba mẹ nên tìm cách dỗ dành bé thay vì cho bé bú. Đồng thời, mẹ nên kéo dài thời gian giữa các cữ bú để cho bé thật sự đói. Khi đó, bé sẽ bú mạnh hơn, bú được nhiều hơn và kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

Giúp bé tập trung bú hơn

Ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, bé bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh, dẫn tới dễ xao nhãng trong lúc bú mẹ. Để giúp bé tập trung bú hiệu quả hơn, mẹ có thể cho bé bú trong phòng tối, ít tiếng ồn, chỉ có mẹ và bé để hạn chế tương tác với con khi bú.

Nếu bé bú lắt nhắt kèm theo chỉ số chiều cao, cân nặng chậm tăng trưởng thì ba mẹ cần đưa bé tới khám bác sĩ để kiểm tra và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

lam-sao-de-be-het-bu-lat-nhat-3

Làm thế nào để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé?

Trong trường hợp bé bú lắt nhắt, mẹ có thể áp dụng những cách sau để đảm bảo nguồn sữa luôn dồi dào cho con:

  • Cho bé bú thường xuyên để kích thích cơ thể mẹ tăng tiết sữa mỗi ngày.
  • Cho bé bú đều hai bên ngực để kích thích sản xuất sữa ở cả hai bên ngực.
  • Mẹ nên uống sữa ấm trước khi cho bé bú khoảng 20 phút để hỗ trợ tăng tạo tiết sữa. Đồng thời thúc đẩy sữa mẹ về nhiều hơn, nhanh hơn và đậm đặc hơn.
  • Thường xuyên hút hoặc vắt cạn sữa sau mỗi cữ bú của bé.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt chú ý bổ sung các thực phẩm lợi sữa.
  • Uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bởi trong sữa mẹ có khoảng 90% là nước nên uống nước cũng là cách để sữa mẹ về nhiều.

Tham khảo thêm: Mẹ cần bổ sung gì để cải thiện và tăng chất lượng sữa mẹ?

Kết luận

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình tuyệt vời. Với những thông tin trên, hi vọng các mẹ đã có thêm kiến thức và tự tin hơn trong việc duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé yêu. Hãy kiên trì thực hiện những lời khuyên này, và mẹ sẽ thấy kết quả thật bất ngờ.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)